Nguyên tắc giữ an toàn trong phòng thí nghiệm
0
phong-thi-nghiem-2

A. Nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

– So với môi trường làm việc ở công trường thì trong phòng thí nghiệm cũng không khác gì nhiều nhưng yêu cầu về độ an toàn trong phòng thí nghiệm luôn đặt ở mức cao nhất vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người ở trong phòng và những khu vực xung quanh. Vì vậy, bạn cần thực hiện đúng nguyên tắc khi bước vào phòng với phương châm “cẩn thận – bình tĩnh – đúng quy tắc”.

Những nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
Những nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

1.Không ăn, uống, hút thuốc trong phòng lab

– Nếu bạn muốn ăn, uống hoặc hút thuốc bạn nên dành một khoản thời gian trước hoặc sau khi bước vào phòng thí nghiệm và ra khu vực dành riêng cho ăn uống để làm những việc này. Nếu bạn ăn, uống, hút thuốc trong phòng thí nghiệm bạn sẽ dễ dàng bị nhiễm độc hoặc gây cháy nỗ ảnh hưởng đến tính mạng của bạn và người xung quanh.

– Đây cũng chính là nguyên tắc an toàn PTN số 1 trong phòng lab. Nhân viên thí nghiệm nếu vi phạm sẽ không được làm việc trong phòng lab nữa.

2. Trang phục an toàn và đúng cách

– Phần lớn nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm đều được trang bị đồng phục riêng. Sử dụng trang phục đáp ứng đầy đủ an toàn như: áo, giày phòng sạch chống tĩnh điện, găng tay chống hóa chất, mắt kính an toàn,… tránh việc bị hóa chất rơi rớt ảnh hưởng đến sức khỏe. Không bao giờ đi chân đất trong PTN, luôn mặc áo blouse trong lab, không bao giờ mang áo này khi ra khỏi phòng lab vì có thể vô tình mang những chất độc hại ra môi trường ngoài.

3. Trường hợp khẩn cấp

– Với những người bắt đầu làm việc ở 1 phòng thí nghiệm, bạn cần tìm và ghi nhớ số điện thoại để sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Xem vị trí và cách sử dụng những đồ sơ cứu có trong PTN, bình chữa cháy, lối thoát hiểm của khu PTN. Tham gia đầy đủ những buổi hướng dẫn an toàn PTN của lab.

4. Với hóa chất nguy hiểm

– Với PTN thì có rất nhiều hóa chất độc hại và nguy hiểm. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ càng và vận hành đúng cách để làm chúng trở nên hoàn toàn vô hại. Nhiều hóa chất khi sản xuất thường được đóng kèm gói hoặc phát hành những hướng dẫn an toàn. Hay dán nhãn hoặc ghi chú những dung dịch hóa chất độc, gây ung thư, chất dễ cháy nổ, chất ăn mòn. Với những chất thường có những quy định riêng, hỏi người quản lý kỹ về những chất này.

5. Luôn thận trọng và gọn gàng

Thận trọng và gọn gàng khi thí nghiệm
Thận trọng và gọn gàng khi thí nghiệm

– Quy trình thí nghiệm bạn cần đọc kỹ trước khi tiến hành. Đặt câu hỏi với người hướng dẫn hoặc các các bộ nghiên cứu có kinh nghiệm hơn nếu có những thắc mắc về tính an toàn khi tiến hành. Giữ vị trí sạch sẽ, tác phong gọn gàng sau thí nghiệm.
– Ghi chép những diễn biến thí nghiệm vào sổ cá nhân, sổ theo dõi, vận hành máy móc nếu gặp biến cố.

6. Giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp

– Nếu bạn cảm thấy không an toàn, bạn cần giữ bình tĩnh thông báo cho mọi người trong phòng sự việc có thể xảy ra như thế nào, nhờ mọi người hỗ trợ, sơ cứu để giải quyết vấn đề.
– Không bao giờ được làm thí nghiệm khi bạn chỉ có một mình trong phòng Lab. Bạn cần thông báo với người quản lý về sự cố có thể xảy ra dù lỗi có phải của bạn hay không.

Đây là những nguyên tắc bắt buộc mà bất kỳ nhà khoa học nào cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh. Với những quy trình thí nghiệm, hóa chất khác nhay còn có những quy chuẩn an toàn riêng đi kèm.

B. Cách sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm:

– Đã vào phòng thí nghiệm thì nhu cầu thiết yếu của bạn sẽ phải tiếp xúc và làm việc dưới hóa chất. Bên cạnh những hóa chất có độ trung hòa an toàn, thì tồn tại một số hóa chất có tình độc hại. Khả năng về mức độ nhiễm độc phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và lượng xâm nhập vào cơ thở. Khi chất độc ngấm vào cơ thể có thể gây rối loạn, mệt mỏi hơn nữa có thể tử vong. Vì vậy cần đặc biệt lưu ý một số điều dưới đây.

Bảo quản hóa chất an toàn kèm thông tin rõ ràng
Bảo quản hóa chất an toàn kèm thông tin rõ ràng

1. Phải sử dụng hóa chất đúng liều lượng và an toàn

– Sử dụng hóa chất có hiệu quả cao, ít độc hại bằng cách so sánh những tờ hướng dẫn của hóa chất có cùng mục đích sử dụng và tham khảo thêm ý kiến của bộ khuyến nông.

– Đọc hướng dẫn và thực hiện đúng các bước, phương pháp hiệu quả. Phổ biến thông tin, kinh nghiệm đã biết về an toàn cho những thành viên cộng đồng. Không dùng hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ hay không có hướng dẫn đi kèm.

2. Vận chuyển và bảo quản hoá chất

– Bảo quản và lưu giữ hóa chất cách xa nơi ở và nguồn nước. Đậy kín nắp, khóa nắp bên ngoài thùng hay tủ cần để danh mục, tên hóa chất và khối lượng lưu giữ.

– Dùng xong cần đậy nắp bình, thùng chặt chẽ.

– Hạn chế việc vận chuyển hóa chất nếu không cần thiết, cần có xe chuyên biệt để vận chuyển. Tuyệt đối không vận chuyển chung với xe chở khách, gia súc hay thực phẩm.

3. Phải sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với hoá chất như găng tay, mặt nạ, khẩu trang phòng độc…

– Từng loại hóa chất khác nhau cần chọn phương tiện bảo vệ phù hợp. Vệ sinh vật dụng, phương tiện bảo vệ cá nhân sau khi dùng xong. Tránh vệ sinh chúng với đồ bình thường. Cất giữ chúng xa tầm tay trẻ em. Khi có dấu hiệu hư hỏng cần được thay vật dụng mới ngay.

Găng tay chống hóa chất khi dùng xong nên lột ra theo đúng hướng dẫn sử dụng.

– Vệ sinh sạch sẽ sau khi thí nghiệm.

Xem thêm: Tìm hiểu về đồ bảo hộ lao động trong phòng sạch

Hãy để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được ẩn đi khi hiển thị.

0

TOP

X