Bàn chân bẹt không chỉ xảy ra ở trẻ em ngưới lớn cũng có thể mắc phải. Người lớn khi mắc phải bàn chân bẹt dễ gât ra nhiều biến chứng khó lường hơn và cũng là một trong những tác nhân khiến các bạn mắc bệnh xương khớp.
Bàn chân bẹt có xảy ra ở người lớn?
– Bàn chân bẹt ở người lớn là tình trạng các xương ở bàn chân sụp xuống, dẫn đến không có vòm bàn chân hoặc vòm bàn chân rất thấp.
– Bàn chân bẹt có thể khiến gan bàn chân lõm vào khi đu đứng. Làm cho mũi bàn chân chĩa ra ngoài khi di chuyển. Tình trạng này kéo dài là nguy cơ mắc bệnh lý ở mắt cá chân, đầu gối hay gót chân. Gân sau của xương chày (gân cẳng chân và sau gân chày sau). Đó là từ bắp chân đến mặt trong của bàn chân.
– Mà chức năng chính của gân xương chày là giữ cung gan chân và hỗ trợ bàn chân trong việc đi lại. Nếu gân này bị yếu hoặc tổn thương, vòm chân sẽ không được nâng đỡ làm cho xương sụp xuống và bàn chân bẹt ra.
Nguyên nhân gây bàn chân bẹt:
– Nguyên nhân chính của hội chứng bàn chân bẹt là do thói quen, sinh hoạt từ lúc còn nhỏ. Người thường đi chân đất hoặc đi dẹp xăng đan có đế bằng phẳng. Tuy nhiên, với 1 số trẻ em có gen đặc biệt nên hệ xương khớp mềm và bàn chân bệt có thể dần hình hành.
– Ngoài yếu tố bàn chân bẹt do gen di truyền thì khi cha mẹ có bàn chân bẹt sẽ dễ dàng sinh ra trẻ có bàn chân bẹt.
– Hội chứng này không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn ở những người trưởng thành. Ngoài yếu tố tự nhiên như là thói quen sinh hoạt, yếu tố di truyền ra thì người gặp chứng hội bàn chân bẹt này còn có nguyên nhân khác là do bệnh lý.
– Bàn chân bẹt ở người lớn thường là do biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh tiểu đường
– Người từng bị gãy xương, trật khớp, chấn thương dây chằng bàn chân cũng có thể bị bàn chân bẹt.
– Phụ nữ trên 40 tuổi và những người béo phì có nguy cơ cao mắc chứng bàn chân bẹt.
– Những đôi giày không phù hợp cũng góp phần dẫn đến bàn chân bẹt do cơ vòm phải chịu áp lực lớn hơn gây suy giảm đàn hồi ở mắt cá chân.
– Các bệnh lý dẫn đến hội chưng bẹt có thể là: đái tháo đường, béo phì, bệnh về thần kinh, người cao tuổi, phụ nữ mang thai. Đây là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bàn chân bẹt ở người trưởng thành.
Biến chứng của bàn chân bẹt:
– Khi bàn chân bẹt thì vòm chân bị xẹp xuống gây đau, sưng tấy và đỏ dọc theo mặt trong của bàn chân và mắt cá chân. Việc đi bộ hoặc đứng trong thời gian dài sẽ gặp khó khăn. Lúc tình trạng trầm trọng hơn xương gót chân sẽ bị lệch, bàn chân của bạn bị quay ra ngoài và mắt cá chân có thể bị cuôn vào bên trong.
– Bàn chân bẹt gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: đau xương cẳng chân, dọc theo cạnh bên trong của xương ống chân và xương chày dễ bị tổn thương hoặc bị gãy. Ngón chân cái bị biến dạng, nguy cơ viêm gân bàn chân tăng cao, viêm gót chân Achiles do căng thẳng ở gót chân và mắt cá.
– Hội chứng bàn chân bẹt có thể phát hiện và cải thiện. Trẻ nhỏ sẽ cần ít thời gian phục hồi hơn người lớn nên khi phát hiện hoặc có dấu hiệu hãy đến cơ sở y tế, bệnh viện để khám chữa trị càng sớm càng tốt.