Chia sẽ bí quyết bảo vệ đôi chân khi đi giày bị đau gót chân

Nhiều người đi giày có thể bị đau mũi chân, đau gót chân, đau ngón chân,… nếu sở hữu được những mẹo này sẽ giúp bàn chân thoải mái hơn. Kết hợp với việc massage chân mỗi ngày sẽ đảm bảo bạn có một đôi chân luôn khỏe.

A. Làm sao đi giày mà không bị đau gót chân?

– Mỗi khi sắm được 1 đôi giày mới thì việc phải đối mặt với tình trạng giày bị cọ vào chân có thể trầy xước da và đau rát. Dù đã sở hữu một đôi giày đúng size nhưng vẫn sẽ gặp tình trạng này khiến nhiều người sợ những đôi giầy mới. Vậy làm sao đi giày mà không bị đau gót chân?

Đi giày bị đau gót chân
Đi giày bị đau gót 

– Bạn có thể mất một khoản thời gian để gót giày có thể giãn nở, ôm vừa với kích thước bàn chân và trong khoảng thời gian đó chắc chắn bạn sẽ phải chịu thêm đau đớn. Nhưng với 1 đôi giày mới ép đôi chân của mình vào một khuôn quen thuộc sẽ khiến xương và dây chằn chịu một áp lực gây đau gót chân.

– Có nhiều người sử dụng giấy mềm để nhét vào giày. Nếu bạn lấy nhiều giấy báo nhúng vào nước ẩm sau đó nhồi vào lòng giày thật đầy rồi mang chúng ra phơi ở nơi khô thoáng. Đến lúc nào giấy bảo khô hết thì bỏ giấy ra, bảo đảm giày của bạn được giãn đáng kể.

– Dụng cụ có thể cứu cánh tức thì khi bạn muốn đi giày đó chính là những miếng băng cá nhân. Bạn có thể dán phía sau gót chân nơi bị cọ sát để bảo vệ phần da nơi đó.

B. 10 bí quyết bảo vệ bàn chân khi đi giày

1. Sử dụng phấm rôm

Với việc đi giày mà không mang vớ nhưng vẫn muốn giữ cho chân thật khô thoáng, bạn có thể đổ 1 lượng vừa đủ phấn rôm vào trong giày. Việc này sẽ giúp cho chân bạn thoải mái hơn khi không có vớ.

2. Dán băng dính vào ngón áp úp và ngón giữa

Dán băng dính để giảm đau ngón chân
Dán băng dính để giảm đau ngón chân

Nhiều người dùng đi giày bị đau mũi chân thì đây là 1 cách cực kỳ hiệu quả để giúp bàn chân khỏe mạnh hơn. Việc dán băng dính vào ngón áp úp và ngón giữa, giúp các đầu ngón chân thoải mái hơn. Đặc biệt là đối với giày búp bê hay giày cao gót kín mũi.

3. Sử dụng lăn khử mùi

Để có thể giảm ma sát với những đôi giày mới mua, bạn có thể sử dụng lăn khử mùi dạng thổi thoa đều phần gót chân, phần da dễ bị tổn thương. Mẹo này áp dụng tốt cho những đôi giày cao gót, giày búp bê giúp bạn thoải mái đi giày mà không bị đau gót chân.

4. Sử dụng miếng lót silicon

Bạn nên mua loại lót giày bằng silicon, loại này giúp giảm sự cọ sát bà hạn chế tình trạng bong tróc. Và là 1 trong những giải pháp hữu hiệu khi bạn mua giày rộng hơn so với chân. Miếng lót silicon cũng làm giảm áp lực cho cả gót chân và mũi chân hạn chế việc đi giày bị đau mũi chân.

5. Mang dép ở văn phòng làm việc.

Đối với nhân viên văn phòng không thể mang giày suốt quá trình làm việc nên sắm cho mình 1 đôi dép văn phòng để di chuyển dễ dàng và thoải mái cho chân hơn. Việc sử dụng dép bệt đi lại trong văn phòng giúp giảm áp lực cho đôi chân và tinh thần thoải mái hơn.

6. Sử dụng vớ cổ ngắn và máy sấy

Khi mua phải giày khá chật so với chân của mình bạn có thể sử dụng máy sấy, sấy vớ trước khi mang. Lúc này nhiệt độ từ tất có thể giúp giày giãn dễ dàng hơn.

7. Sử dụng băng cá nhân

Dùng băng cá nhân dán phần hay bị cọ sát
Dùng băng cá nhân dán phần hay bị cọ sát

– Một trong những cách phổ biến được nhiều chị em tận dụng đó chính là việc sử dụng băng dán cá nhân. Đây là cách không chỉ giúp làm bớt đi lực ma sát mà còn giữ cho chân đỡ bị phồng, rộp.

8. Sử dụng giày đúng size

Bàn chân chúng ta có khuynh hướng sẽ xưng tấy khi đi giày gót cao, đặc biệt là giày quá chật. Vì vậy, cần chọn size giày phù hợp cho lòng bàn chân.

Đặc biệt hơn với những đôi giày bảo hộ thì việc chọn giày chuẩn size cần được quan tâm hơn nữa để tránh được nhiều trường hợp rủi ro có thể xảy ra với đôi chân.

9. Sử dụng nến sáp hoặc xà phòng

Với những nếp gấp của những màng da giày phía trong giày có thể tạo ra sự cọ sát gây cảm giảm đau đớn cho bàn chân. Vì vậy, hãy dùng nến, sáp hoặc xà phòng để bôi vào những phần da cứng để có thể làm mềm phần da này.

10. Massage chân sau khi đi giày

– Với những động tát cơ bản sẽ giúp chân bạn được thư giãn rất hiệu quả sau những ngày đi lại mệt mỗi và chênh vênh trên những đôi nặng hoặc cao gót.

– Duỗi thẳng bàn chân bằng cách giữ mũi chân chút xuống, sau đó massage nhẹ nhàng vào lòng bàn chân, ngón chân và bắp chân để giữ máu lưu thông tốt hơn.

(*)Một số động tác massage chân hiệu quả:

Massage chân sau khi đi giày
Massage chân sau khi đi giày

Động tác 1: Ngồi duỗi thẳng chân trên sàn, rồi đặt chân trái lên đầu gối chân phải. Tay trái để trên mu bàn chân, tay phải để dưới lòng bàn chân, vuốt nhẹ đôi chân. Làm như vậy với chân ngược lại.

Động tác 2: đưa cổ chân trái lên đầu gối của chân phải. Sử dụng ngón tay cái ấn nhẹ  và xoay đều về phía mặt trong của gót chân.

Động tác 3: Giữ ngón tay cái đặt phía dưới lòng bàn chân, ấn nhẹ và vuốt nhẹ theo đường rãnh từ giữa những ngón chân.

Động tác 4: đặt chân trái lên đầu gối và để mũi chân hơi chếch xuống đất. Sử dụng ngón tay cái massage lòng bàn chân tạo ra hình những vòng tròn nhỏ.

Động tác 5: Sử dụng ngón tay cái của bàn tay trái ấn nhẹ và miết từ ngón chân chạy xuống mắt cá chân.

Động tác 6: DÙng cả bàn tay nắm lấy những ngón chân, bốp và vuốt nhẹ, lặp lại với chân còn lại cũng như thế. Việc này giúp thư giãn, sau khi đi giày bị đau mũi chân.

Mong rằng bài viết sẽ giúp độc giả bảo vệ tốt đôi chân của mình.

Xem thêm: 5 bí quyết giữ cho đôi tay luôn đẹp dù phải lao động nặng