Hành vi nào bị cấm trong an toàn, vệ sinh lao động??

An toàn lao động, vệ sinh lao động là việc làm rất cần thiết để bảo đảm tính mạng, sức khỏe, sự an toàn của người lao động, của cá nhân, tổ chức có liên quan. Dưới đây là những hành vi bị cấm trong công tác an toàn vệ sinh lao động theo đúng pháp luật.

I. An toàn lao động là gì? Vệ sinh lao động là gì?

1. An toàn lao động là gì? 

– An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của những yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình tham gia lao động, sản xuất.

2. Vệ sinh lao động là gì?

– Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có thể gây bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong quá trình lao động, sản xuất.

Điều 12 của luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định 7 hành vi bị cấm trong an toàn vệ sinh lao động, cụ thể dưới đây:

1. Về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

an-toan-lao-dong-co-khi-4
Trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn

Hành vi bị cấm trong an toàn vệ sinh lao động, đối vớ người lao động, người sử dụng lao động:

– Cấm che giấy hoặc khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Cấm không tuân thủ các yêu cầu biện pháp an toàn vệ sinh lao động.

– Bắt buộc người lao động phải làm việc hoặc không được di dời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ có thể xảy ra tai nạn lao động.

– Buộc người lao động tiếp tục công việc của mình khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động nhưng chưa được khắc phục.

2. Về vấn đề đóng bảo hiểm

Người sử dụng lao động hay tổ chức bảo hiểm không được có những hành vi dưới đây:

– Trốn đóng, chậm trễ trong việc đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Không chi trả chế độ bảo hiểm, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

– Quản lý, sử dụng quỷ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật.

– Truy cập, khai thác pháp luật, cơ sở dữ liệu để đảm bảo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Về sử dụng máy, thiết bị, vật tư

an-toan-lao-dong-co-khi-2
Kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư định kỳ

Người sử dụng lao động không được sử dụng máy tính, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong những trường hợp dưới đây:

– Không được kiểm định.

– Kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.

– Không có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng.

– Hết hạn sử dụng.

– Không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.

4. Về công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Đối với doanh nghiệp, cơ sở có chức năng trong công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động bị cấm những hành vi dưới đây:

– Gian lận trong những hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa.

– Cản trở hay gây khó chịu làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

5. Về phân biệt đối xử

vi-pham-luat-an-toan-lao-dong-1
Không phân biệt chủng tộc, giới tính

Người sử dụng lao động cần đặc biệt bị cấm nếu thực hiện những hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động về những vấn đề dưới đây:

– Về giới tính.

– Vì lý do người lao động từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.

– Vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh, người làm công tác y tế.

6. Về kỹ năng của lao động

Cấm doanh nghiệp sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

7.Về phương thức chăm sóc sức khỏe người lao động

Pháp luật cấm người sử dụng lao động trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật nhằm bảo đảm sức khỏe cho người lao động.

Cá nhân, tổ chức có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động đều phảo cấp hành nghiêm chỉnh những điều cấm theo đúng pháp luật. Việc đảm bảo này không chỉ bảo vệ tính mạng, sức khỏe người lao động mà còn bảo đảm tài sản, của cải của doanh nghiệp và an toàn xã hội. Chính vì vậy những trường hợp vi phạm cần phải chịu những hình phạt chế tài thích đáng.

Xem thêm: Làm gì để giữ an toàn lao động trong công việc.