Vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động là như thế nào và mức xử phạt ra sao. Làm sao để đảm bảo an toàn và không vi phạm quy định về an toàn lao động.
I. Thế nào là quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn tại nơi đông người?
– Theo quy định tại điều 295 nằm trong bộ luật hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi đông người chính xác có những mức phạt dưới đây:
1. Người vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn nơi đông người bao gồm những phạm trù bên dưới thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm:
– Làm chết 1 người hoặc gây tổn hại, thương tích ảnh hưởng đến sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.
– Gây thương tích hay gây tổn hại đến sức khỏe của 2 người với tỷ lệ thương tổn cơ thể mỗi người từ 31% đến 61%.
– Gây thương thích hay tổn hại đến sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ thương tổn cơ thở của những người này từ 61% đến 121%.
– Gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng lên đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Những trường hợp dưới đây sẽ bị phạt tù từ 3 đến 7 năm
– Làm chết 2 người
– Gây thương tổn hay gây tổn hại đến sức khỏe của 2 người với tỷ lệ thương tổn của mỗi người từ 61% trở lên.
– Gây thương tích hay thương tổn với sức khỏe của 3 người trở lên, tổng tỷ lệ thương tổn từ 122% đến 200%.
– Gây thiệt hại tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000 đồng
3. Những trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm
– Làm chết 3 người trở lên.
– Gây thương tích hay tổn hại ảnh hưởng đến sức khỏe của 3 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên.
– Gây tổn hại hoặc thương tích cho sức khỏe của 3 người trở lên, tổng tỷ lệ tổn thương của tất cả những người này từ 201% trở lên.
– Làm thiệt hại đến tài sản 1.500.000 đổng trở lên
4. Người vii phạm vi định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn nơi đông người gây thương tích hay sức khỏe của một người với tỷ lệ tương tổn cơ thể từ 31% đến 60% hay gây thương tích hoặc gây tổn hị đến sức khỏe từ 2 người trở lên, tổng tỷ lệ tổn thương của cơ thể từ 31% đến 60% sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ lên đến 2 năm hay phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
5. Có khả năng thực tế ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản, sức khỏe của người khác. Nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ bị phạt không cải tại không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Xem thêm: CẢNH BÁO mất an toàn lao động ở công trường xây dựng
II. Xử phạt vi phạm an toàn lao động đối với người sử dụng lao động
1. Phạt tiền từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có những hành vi dưới đây:
– Không lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dụng kế hoạch hay thực hiện những hoạt động an toàn lao động, vệ sinh lao động.
– Không đánh giá, kiểm tra những nơi có thể gây nguy hiểm hoặc gây hại đến sức khỏe tại nơi làm việc.
– Không điều người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.
– Không thống kê báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về bệnh nghề nghiệp, tai nạn kai động, sự cố đúng theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với người sử dụng lao động có những hành vi dưới đây:
– Không định kỳ đo lường các yếu tố có hại tại nơi làm việc đúng theo quy định.
– Không lập phương án về các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng, mở rộng hoặc cải tiến công trình, cơ sở sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy móc, thiết bị, vật tư, chất liều cần nghiêm ngặt tuân thủ an toàn lao động, vệ sinh lao động.
– Không bảo đảm an toàn về điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nhà xưởng theo đúng quy định.
– Vi phạm những quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động hay những tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng trong công tác sản xuất, sử dụng, vận chuyển, bảo quản đối với các loại máy móc, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới.
– Không kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị nhà xưởng kho tàng theo đúng định kỳ quy định về an toàn.
– Không trang bị bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết bị, nơi làm việc hay có trang bị nhưng không được bài trí ở những vị trí dễ đọc, dễ thấy.
– Không trang bị đầy đủ những phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra tai nạn hay sự cố.
– Không đào tạo, cử người có chuyên môn phụ trách mảng an toàn, vệ sinh lao động tại nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh trong những lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây tai nạn hay bệnh nghề nghiệp.
– Không phân loại lao động theo những danh mục nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hay đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ đúng theo quy định.
– Không khai báo, điều tra tai nạn lao động, những sự cố nghiêm trọng.
– Không thanh toán phần chi phí chi trả cùng những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế. Không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ lúc sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
– Không thực hiện đúng quy định trợ cấp, bồi thường cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.