An toàn trong xây dựng là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, lĩnh vực xây dựng chiếm 28,6% dân số cả nước. Nắm rõ các vấn đề, quy tắc an toàn có thể sẽ giúp bạn tránh khỏi những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Để đảm bảo công trình đạt chuẩn và đúng tiến độ
An toàn trong xây dựng là gì?
An toàn trong xây dựng được hiểu đơn giản là những biện pháp phòng chống các tác động của những yếu tố có thể gây nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng của người lao động trong lĩnh vực xây dựng.
Tại khoản 1 điều 3 về Thông tư 04/2017/TT-BXD về việc quản lý an toàn lao động trong xây dựng do Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành theo quy định: “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm đảm bảo không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.”
Người lao động trong lĩnh vực xây dựng luôn bảo đảm kiến thức và được trang bị đầy đủ trang thiết bị đồ bảo hộ lao động để bảo đảm an toàn cho mình. Và người sử dụng lao động cũng cần luôn bảo đảm tuân thủ những biện pháp đảm bảo sức khỏe và tính mạng của người lao động.
Một số biện pháp đảm bảo an toàn xây dựng
Xây dựng là một trong những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về mất an toàn lao động hàng đầu tại Việt Nam. Bất kể người lao động hay người sử dụng lao động cần bảo đảm trang thiết bị đầy đủ và những kiến thức cơ bản để bảo đảm sức khỏe và tài sản của mình. Dưới đây là một số giải pháp bảo đảm an toàn xây dựng cần chú ý.
Kiểm định độ an toàn của các thiết bị máy móc
– Trước khi bắt tay vào việc thi công, lắp đặt một công trình xây dựng nào đó, bạn cần chắc chắn những thiết bị máy móc hoạt động một cách trơn tru và an toàn. Nếu là người hoạt động lâu năm trong nghề, bước này sẽ bảo đảm thực hiện nhanh chóng. Khi kiểm tra các thiết bị an toàn cần đảm bảo nguồn điện đầu nối đã đạt chuẩn chưa.
Cung cấp trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động
– Trước khi bắt tay làm công việc, người lao động cần phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ nhất là khi phải làm việc trên cao.
– Những thiết bị, trang bị an toàn trong xây dựng gồm có những đồ cơ bản như: giày bảo hộ lao động, kính, áo, dây đeo an toàn, găng tay,… Tùy từng khu vực làm việc có thể thêm các trang thiết bị cần thiết chuyên dùng khác để đảm bảo an toàn cho bản thân vừa tránh ảnh hưởng đến thiệt hại công ty, công trình xây dựng.
– Hiện nay, những thiết bị robot điều khiển từ xa cũng có thể hỗ trợ thay thế người lao động làm những việc dễ rủi ro.
Đảm bảo giữ đúng khoảng cách an toàn
Khi tiến hành làm việc, bạn cần bảo đảm tuân thủ các khoảng cách an toàn xây dựng được đưa ra. Những phạm vi cần chú trọng như hành lang an toàn lưới điện. Đây là nơi có thể nguy hiểm đến tính mạng người lao động. Để an tâm làm việc cần thường xuyên sữa chữa, bảo dưỡng những trang thiết bị máy móc cần thiết, hay dùng.
Vệ sinh an toàn nơi làm việc
– Mỗi người lao động cần luôn ý thức vệ sinh sạch sẽ công trình, nhà xưởng. Đừng để một chút cẩu thả của mình mà làm ảnh hưởng đến cả một tập thể, lợi ích công ty.
– Ví dụ: Có người hút thuốc gần nơi dễ cháy nỗ, ngọn lửa sẽ bùn lên dễ lan rộng ảnh hưởng đến công trình.
– Ngoài những việc trên cần bảo đảm những trang bị bảo hộ của mình phải luôn sạch sẽ, vệ sinh để thoải mái hơn trong quá trình làm việc.
Tổ chức huấn luyện an toàn lao động trong xây dựng
– Người sử dụng lao động cần tổ chức huấn luyện an toàn lao động trong xây dựng thường xuyên, kịp thời. Việc này sẽ giúp người lao động nâng cao được ý thức bảo vệ tính mạng và tài sản của công ty.
– Người lao động cần đảm bảo tham gia đầy đủ các lớp huấn luyện bảo hộ lao động. Mỗi cá nhân cần tuân thủ nghiêm túc quy định an toàn lao động được công ty, tổ chứ, nhà thầu đưa ra.
Một số quy định về chi phí an toàn xây dựng
Nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng người lao động, tài sản công ty, chủ đầu tư cần đảm bảo nhiều khoảng chi phí. Quy định cho các khoản chi phí để thực hiện đảm bảo an toàn lao động gồm:
– Chi phí thực hiện các biện pháp, kỹ thuật an toàn xây dựng.
– Chi phí tuyên truyền, huấn luyện công nhân về an toàn xây dựng.
– Chi phí cung cấp trang thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động.
– Chi phí cho công tác phòng chống cháy nổ.
– Chi phí để phòng chống những yếu tố nguy hiểm và cải thiện tốt điều kiện lao động cho công nhân.
– Chi phí để xử dụng những tình trạng mất an toàn trong trường hợp khẩn cấp.
– Chi phí cho việc kiểm soát, kiểm tra công tác an toàn xây dựng từ các chuyên gia.
- Giữ an toàn xây dựng là một trong những việc cần thiết của những người lao động trong lĩnh vực này. Sức khỏe, tính mạng con người cần được đưa lên hàng đầu. Do đó, người lao động và các doanh nghiệp sử dụng người lao động cần đảm bảo sự an toàn, giảm tối đa những rủi ro đáng tiếc.