Những năm gần đây các tòa cao ốc, trung tâm thương mại xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này chứng tỏ nền kinh tế của nước ta đang phát triển. Các tòa nhà chung cư, văn phòng hiện đại cao tầng. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng là vấn đề cần được lưu tâm kể cả người lao động và người sử dụng lao động.
I. Người sử dụng lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng?
– Người dùng lao động có được trách nhiệm hướng dẫn để người lao động có thể làm việc tại các dự án xây dựng, cao ốc kiến thức về bảo hộ lao động. Đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động có ảnh hưởng đến công việc và nhiệm vụ của mình.
– Trước khi bắt tay xây dựng 1 công trình nào đó, nhà thầu cần phải kiểm tra sức khỏe, huấn luyện kỹ năng an toàn lao động(ATLĐ) và những biện pháp đảm bảo an toàn. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện cần lập danh sách để mua bảo hiểm và cấp thẻ ATLĐ cho từng người đã qua khóa huấn luyện.
– Mua bảo hiểm cho trang bị và máy móc thiết bị có trong công trình theo đúng quy định của bộ tài chính.
– Có đội ngủ kiểm tra, nhắc nhở người lao động thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc về ATLĐ. Đồng thời cắm các biển báo cảnh báo, nhắc nhở ở những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động trong xây dựng.
– Đội trưởng chịu trách nhiệm nhắc nhở công nhân về ATLĐ, thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc, phương tiện hoạt động tốt hay trục trặc gì không. Đưa ra phương pháp khắc phục và sữa chửa kịp thời.
– Bố trí sắp xếp đường điện, ống nước hợp lý không gây cảng trờ và khó khăn cho việc xây dựng. Đây cũng là gốp phần đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng.
– Hết giờ làm việc mỗi ngày cần dọn dẹp công trình xây dựng, giằng buộc chắc chắn vật tư ở trên cao. Những dụng cụ thừa thải như rác, bao bì, vật tư thừa cần được chuyển xuống. Đặc biệt không được ném từ trên cao xuống và đặt đúng nơi quy định.
– Nhiều công trình chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết như mưa, bão, lụt, gió lớn cần ngững ngay thi công nhiều ngày liền và kiểm tra lại độ chắc chắn và an toàn trước khi tiến hành xây dựng tiếp.
– Tất cả công trình cần có đủ hệ thống chiếu sáng với đèn, hệ thống giao thông đi lại và khu vực trực đêm. Nhất định không cho phép làm việc dưới điều kiện không có hoặc thiếu sáng.
– Bố trí 1 khu vực đực tủ thuốc tại hiện trường, danh bạ điện thoại khẩn cấp để phòng các trường hợp nguy hiểm, cấp bách cần sơ cứu kịp thời.
II. Trách nhiệm của người lao động để đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng
– Khi vào các công trình xây dựng cần ý thức, đảm bảo trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động như quần áo, giày dép, mũ bảo hiểm,… theo đúng quy định của nhà thầu. Không được tự ý mang vũ khí,chất kích thích, chất có thể gây cháy nỗ vào công trường.
– Ra khỏi công trình xây dựng khi hết giờ làm việc trừ những trường hợp phải làm việc ngoài giờ theo đúng sự chỉ đạo của cấp trên. Ngoài ra không được phép đi lại trong công trường khi hết giờ làm.
– Với khác vào công trường cần có mũ bảo hộ, hoặc giày bảo hộ,… ở những nơi có nền nhiều vật sắt nhọn để đảm bảo an toàn và tính mạng.
– Đeo giây an toàn khi làm việc ở độ cao trên 2m. Hoặc phía dưới có những vật nguy hiểm.
– Không được làm trên cao hoặc trên giàn gióa mái nhà từ lầu 2 trở lên lúc trời đang mưa, giông bão, gió cấp 5 trở lên, trời tối.
– Cần kiểm tra trước khi để cẩu lắp các cấu kiện. Kỹ sư giám sát và cán bộ an toàn lao động cần giữ kiểm tra và theo sát quá trình hoạt động. Cấm tuyệt đối không được ngồi trên kèo hoặc đi qua lại phí dưới các cẩu kiện đang làm việc. Không giỡn đùa, tổ chức ăn nhậu, nghĩ ngơi giải lao trên mái.
Xem thêm Giày bảo hộ tại Đà Nẵng thông qua: https://takumisafety.com.vn/giay-bao-ho-lao-dong-da-nang/