Sơ cứu tai nạn lao động
0
so-cuu-tai-nan-lao-dong-3

Hôm nay, Takumi Safety sẽ gửi đến khách hàng của mình sổ tay sơ cứu tai nạn lao động. Đây là bộ sổ tay tập hợp những tại nạn, rủi ro có thể xảy đến trong quá trình làm việc. Sổ tay gồm 24 bài sơ cứu khác nhau. Dưới đây là chia sẽ những tại nạn thường gặp.

1. Sơ cứu tai nạn lao động bị ngất xỉu, bất tĩnh, hôn mê

Nạn nhân bị ngất
Nạn nhân bị ngất

– Ngất là hiện tượng ý thức bị mất đi trong một khoảng thời gian do lượng máu lên não bị giảm. Mạch đập lúc này sẽ rất chậm sau đó từ từ trở lại bình thường. Việc phục hồi diễn ra nhanh và hoàn toàn.

– Bất tĩnh là trạng thái gần như ngất cũng mất đi ý thức trong chốc lát do não bộ hoạt động bị gián đoạn.

– Hôn mê là rơi vào bất tĩnh hoàn toàn, thời gian tĩnh lại khó xác định.

a.Nguyên nhân của ngất và bất tỉnh:

– Đây là hiện tượng dễ xảy ra với người có hệ thần kinh dễ xúc động tức tối hoặc quá sợ hãi.
– Bị đói và kiệt sức.
– Điện giật.
– Đuối nước.
– Mất nhiều máu
– Co giật
– Các bệnh liên quan đến tim

b. Dấu hiệu nhận biết :

– Ngất : Nạn nhân sẽ thấy trong người khó chịu, choáng váng, ù tai, chân tay bủn rủn, trời tối lại, đứng không vững, ngã, mất ý thức tạm thời.

– Bất tỉnh : Nạn nhân ngã ra thình lình, mặt tái nhợt, toát mồ hôi, mạch yếu, thở cạn, có khi ngững thở, không thấy mạch.

c. Sơ cứu khi bị ngất

– Để người bị ngất nằm ngửa, nâng cao hai chân.

– Nới rộng phần cổ áo và thắt lưng.

– Bảo đảm cho việc thoáng khí.

– Khi nạn nhân tỉnh lại giữ 2 chân cao hơn đâu từ 2 – 3 phút sau đó đỡ họ dậy.

– Với những người có thể sắp bị ngất: để họ ngồi lên ghế, gập người về phía trước, đầu để giữa 2 gối, nhắc họ thở sâu vài lần, bảo đảm thoáng khí.

d. Sơ cấp cứu bất tỉnh:

– Để nạn nhân ở chỗ thoáng khí, tránh bị gió lùa.

– Xem tình trạng nạn nhân bằng cách bắt mạch, nghe tiếng thở.

– Nếu tim và mạch không đập, ngừng thở thực hiện hà hơi, thổi ngạt và ép tim.

2. Sơ cứu vết thương phần mềm, chảy máu

Sơ cứu khi bị chảy máu

– Vết thương phần mềm là những vết thương gây tổn thương phần da, dưới da, cơ. Vết thương phần mềm dễ gây nhiễm khuẩn cần được sơ cứu ngay.

– Có nhiều kiểu bị thương phần mềm như: gãy xương hởm, đứt mạch máu, vết thương thần kinh,…

a. Sơ cứu vết thương phần mềm:

Vết thương phần mềm nhỏ, sạch:

– Sử dụng dung dịch sát khuẩn như oxy già, nước muối sinh lý để vệ sinh.

– Sử dụng cồn pha loãng sát khuẩn quanh miệng vết thương.

– Thấm khô và lai sạch vết thương.

Vết thương phần mềm lớn, giập nát, bẩn:

– Vệ sinh vết thương bằng xà phòng, nước sạch hoặc oxy già.

– Nhẹ nhàng nhặt những di vật bẩn còn bám trên vết thương.

– Đặt gạc vô khuẩn lên miệng vết thương, dùng băng cuộn băng bó lại.

– Nẹp cố định chân tay, nếu có vết thương ở chân tay.

– Chuyển bệnh nhân đến nơi điều trị.

b. Sơ cứu vết thương chảy máu:

Dấu hiệu các loại chảy máu:

– Chảy máu động mạnh: Khi bị đứt động mạnh, máu chảy đỏ tươi, phun thành tia mạnh khi va đập. Chặn tay ở vết thương máy sẽ giảm bớt hoặc ngừng chảy.

– Chảy máu tĩnh mạch: Máu chảy đỏ sẫm, máu chảy không theo nhịp. Nếu bị chặn lên vết thương máu sẽ ngừng chảy hoặc giảm chảy rõ rệt.

– Chảy máu mao mạch: máu rỉ ra từ vết thương.

c. Chảy máu mao mạch:

– Máu chảy rỉ ra từ vết thương.

Kỹ thuật cầm máu:

* Cầm máu khi bị đứt tĩnh mạch hoặc mao mạch bằng cách băng ép vết thương.

– Để bệnh nhân nằm hoặc ngồi ở tư thế thuận tiện, thoải mái, nâng cao vùng bị tổn thương để làm giảm chảy máu.

– Ép một miếng gạc sạch xung quanh vết thương, dùng băng cuộn băng bó lại.

– Nếu máu bị thấm qua băng thì dùng vải mềm quấn lên băng cũ.

– Sử dụng nước chè ấm cho nạn nhân uống.

– Chuyển ngay bệnh nhân đến trung tâm điều trị gần nhất.

* Cầm máu khi bị đứt động mạch

– Tiến hành đặt ga rô khi bị đứt động mạch

Sơ cứu khi bị chảy máu động mạch
Sơ cứu khi bị chảy máu động mạch

– 7 nguyên tắc đặc ga rô cần nhớ

+ Chỉ ga rô vết thương khi bị đứt động mạch. Không ga rô bừa bãi, nhất là khi vết thương bị đứt tĩnh mạch hay mao mạch.

+ Không ga rô trực tiếp lên da vì rất dễ gây tổn thương.

+ Ga rô vừa phải để cầm máu.

+ Không quá mạnh tay làm bệnh nhan đau, không quá lỏng để máu tiếp tục chảy.

+ Không ga rô quá xa vết thương

Nếu vết thương nhỏ, đặt ga rô trên vết thương 2-3 cm.

Nếu vết thương lớn, đặt ga rô trên  vết thương 5cm.

+ Không để ga rô quá lâu, trung bình 1 giờ nới ga rô 1 lần, mỗi lần nới từ 1-2 phút, không nới quá 5 lần ( tổng số giờ đặt ga rô không quá 6 giờ).

+ Phải ghi phiếu ga rô rõ rang, để phiếu trên người bệnh nhân nơi dễ nhìn thấy nhất. Chữ viết phiếu ga rô và khung màu đỏ để dễ dàng phát hiện.

+ Vận chuyển bệnh nhân ưu tiên số 1.  Khẩn trương đưa bệnh bênh về cơ sở y tế có phương tiện phẫu thuật gần nhất.

Kỹ thuật đặt ga rô:

+ Khi tiến hành ga rô cần thêm người phụ hoặc bệnh nhân ấn chặt vào phía đường đi của động mạnh.

Chi trên: ấn vào hõm nách, dưới cánh tay, phía trong nếp khuỷu.

Chi dưới: ấn vào giữa nép bẹn.

Nếu bị thương ở bẹn thì ấn chặt vào bên trái dưới rốn (động mạch chủ bụng).

+ Dùng 1 miếng gạc đặt vòng quanh chỗ định đặt ga rô, Sau đó quấn 3 vòng băng cao su ga rô:

Vòng 1: Vừa phải

Vòng 2: Chặt hơn

Vòng 3: Chặt nhất

+ Sau khi quấn kiểm tra lại, nếu vẫn chảy máu thì phải quấn lại.

Tiến hành băng vô khuẩn vết thương và bất động chi.

+ Khi nới gạc ga rô phải từ từ, vừa nới vừa quan sát vết thương, phần chi dưới vết thương, đồng thời đề phòng sốc xảy ra.

Nếu không có dây ga rô thì có thể đặt 1 cuốn băng trên đường đi của động mạch, rồi quấn băng hay vải xung quanh, dùng 1 que nhỏ xoắn chặt lại tới khi máu ngừng chảy.

Cố định que, tránh va chạm vào vết thương.

 

PHIẾU GA RÔ

CẤP CỨU SÓ 1

 

Họ và tên bệnh nhân:                                            Tuổi:

Địa chỉ:

Vị trí vết thương:

Ngày, tháng:                      Giờ:                     đặt ga rô.

Họ và tên người đặt ga rô:                                     Chức vụ:

Chuyển bệnh nhân hồi:        giờ, ngày         tháng         năm

Nới ga rô lần 1:       giờ, ngày             người nới, chức vụ:

Nới ga rô lần 2:       giờ, ngày             người nới, chức vụ:

Nới ga rô lần 3:       giờ, ngày             người nới, chức vụ:

Nới ga rô lần 4:       giờ, ngày             người nới, chức vụ:

Nới ga rô lần 5:       giờ, ngày             người nới, chức vụ:

(*) Để giảm bị thương cần trang bị đủ đồ bảo hộ lao động cần thiết như nón, quần áo, găng tay, giày bảo hộ lao động.

Tải tài liệu sơ cứu tai nạn lao động tại đây.

Hãy để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được ẩn đi khi hiển thị.

0

TOP

X