Bỏng lạnh là gì? Nguyên nhận, triệu chứng, phòng ngừa, sơ cứu điều trị như thế nào?
0
Bỏng lạnh rất nguy hiểm

Bỏng lạnh nguy hiểm hơn đối với tính mạng so với bỏng nóng nếu không xử lý kịp thời. Trong cuộc sống hằng ngày chắc hẳn cũng đôi ba lần chúng ta bị bỏng nóng còn bỏng lạnh hiếm khi gặp hơn nhưng không phải là không có. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn xử lý ra sao khi bị bỏng lạnh.

1. Bỏng lạnh là gì?

Bỏng lạnh rất nguy hiểm
Bỏng lạnh rất nguy hiểm

– Bỏng lạnh là dạng chấn thương khi da tiếp xúc với một vật lạnh trong thời gian dài như: băng, đá viên, túi nước đá,… Giai đoạn đầu là tê cứng không gây tổn thương vĩnh viễn.

– Sau khoảng thời gian tiếp xúc dài lúc này mô sẽ bị đóng băng gây thương tổn vĩnh viễn đến da, cơ, và thậm chí cả xương.

2. Triệu chứng bỏng lạnh:

– Ban đầu da trở nên lạnh sau đó là tê

– Màu da thay đổi da đỏ, trắng, tối hoặc xám tùy vào độ nghiêm trọng.

– Đau rát.

– Hoạt động vụng về do khớp và cơ bị cứng.

– Trạng thái phồng rộp sau khi hâm nóng lại.

– Nước trong tế bào da bắt đầu đóng băng tạo nên các tinh thể làm tổn thương tế bào da.

– Các mạch máu co lại, lượng máu và oxy đến khu vực tổn thượng bị giảm.

– Có thể hình thành máu đông.

3. Nguyên nhanh gây bỏng lạnh hoặc tê cứng

Bỏng lạnh hay tơ cứng
Bỏng lạnh hay tơ cứng

– Các cơ quan, bộ phận ở xa cơ quan trung tâm thì lượng máu sẽ giảm dần, do đó bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân đặc biệt dễ bị tổn thương do lạnh nhất.

– Tiếp xúc với nhiệt độ đóng băng trong thời gian dài.

– Tiếp xúc với gió và độ cao.

– Tiếp xúc trực tiếp với các vật đóng băng như đá trong thời gian dài.

– Một số nguy cơ tăng khả năng bị bỏng lạnh: người vô gia cư, hoạt động thể thao vào mùa đông, dùng thuốc hạn chế lưu thông máu, bệnh tiểu đường, bệnh mạch máu ngoại biên, người trẻ tuổi và người lớn tuổi,…

Phòng ngừa bỏng bạnh

– Lựa chọn quần áo và phụ kiện thích hợp với nhiệt độ thấp hoặc môi trường gió.

– Sử dụng đá chườm để giảm đau nhức. Lưu ý: Không được chườm đá trực tiếp trên da.

– Nếu lao động trong môi trường như kho lạnh, ngoài trời lạnh, các công việc cần tiếp xúc với môi trường lạnh cần trang bị đủ quần áo chống lạnh, găng tay chống lạnh,…

Để tránh bỏng băng, mọi người nên mặc quần áo thích hợp khi nhiệt độ lạnh hoặc gió có tốc độ cao.

Sơ cứu và điều trị

Khi bị bỏng đá, chúng ta cần sơ cứu kịp thời và đúng cách để tránh hậu quả nghiêm trọng về sau:

– Bước ra môi trường ấm áp hoặc tháo bỏ ngây vật gây thương tích.

– Cởi bỏ quần áo ướt.

– Không được chạm hoặc chà xát khu vực mô bị tổn thương.

– Loại bỏ dị vật xung quanh vùng da bị thương.

– Làm ấm da bằng việc ngâm nước ấm có nhiệt độ từ 99-102°F (37-39°C)
– Đắp chăn và chườm ấm.

– Lặp lại quá trình ngâm sau 20 phút nếu cần.

– Sử dụng băng gạt có thể giúp vùng tổn thương tránh bụi bẩn và vi trùng.

– Thuốc giảm đau nếu cần thiết.

– Có thể sử dụng một số loại thuốc bôi vết bỏng theo hướng dẫn của cơ sở y tế.

Chú ý: Điều quan trọng là phải làm ấm da dần dần thay vì sử dụng nước hoặc không khí quá nóng, vì nhiệt độ quá cao có thể khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn.

0

TOP

X