Giày chống dập ngón là gì? Những tiêu chuẩn an toàn của giày chống va đập
0
Giày bảo hộ mũi thép chống va đập

Trong công việc chắc hẳn ai cũng nghe qua giày bảo hộ lao động chống va đập? Vậy hôm thì giày bảo hộ chống va đập, chống dập ngón là gì? Và tiêu chuẩn của loại giày này như thế nào? Hôm nay Takumi cùng quý độc giả tìm hiểu nhé!

1. Giày chống dập ngón, giày chống va đập là gì?

Giày bảo hộ chống dập ngón
Giày bảo hộ chống dập ngón

– Giày chống va đập hay còn được gọi là giày chống dập ngón là giày được trang bị phần mũi giày bằng kim loại hoặc composite để đảm bảo an toàn cho các đầu ngón chân khi vô tình có vật nặng rơi rớt lên chân.

– Giày chống va đập được sử dụng để bảo vệ đôi chân người lao động làm giảm hoặc loại bỏ nguy cơ chấn thương do các vật nặng gây ra. Do đó, phần đầu của những đôi giày này sẽ được trang bị mũi kim loại như: giày mũi thép, giày mũi composite,… hoặc những vật liệu khác để cản tác động của vật nặng lên các đầu ngón chân.

– Giày bảo hộ chống dập ngón, chống va đập được sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp nặng như: khai thác mỏ, khoáng sản, luyện kim, xây dựng, vận hành máy kể cả các ngành vận chuyển và sản xuất hàng hóa.

2. Tại sao nên trang bị giày chống dập ngón?

Giày bảo hộ mũi thép chống va đập
Giày bảo hộ mũi thép chống va đập

– Trong mọi công việc kể cả việc đi lại hằng ngày cũng khó tránh khỏi những va chạm gây tổn thương đến phần ngón chân đặc biệt là các ngón chân.

– Có bao giờ bạn vô tình đá phải một hòn đá gây bật móng hoặc bầm chân. Hay vật nặng rơi vào ngón chân gây dập ngón hay dập móng chưa?  Đôi ba lần cũng sẽ bị, hoặc rất nhiều lần đã xảy ra, do đó trong công việc cần trang bị ngay cho mình một đôi giày bảo hộ chống va đập để bảo vệ ngón chân.

– Giày bảo hộ chống dập ngón được trang bị phần mũi giày bằng sắt, thép, composite,… để bảo vệ ngón chân tránh các tác động cơ học từ phía ngoài. Đối với các mẫu giày của Takumi Safety mũi giày có thể chịu lực nén lên đến 15kN tương đương với vật nặng có trọng lượng 1,5 tấn

3. Giày chống va đập cần đạt tiêu chuẩn nào để đảm bảo đủ điều kiện an toàn?

a. Yêu cầu về cấu trúc
Giày bảo hộ chống va đập có phần đầu cần được trang bị mũi thép, mũi composite,… hoặc vật liệu khác. Ngoài ra như một đôi giày thông thường cần có phần đệm, khoen, dây buộc, phần bảo vệ gót chân, đế giày đủ độ bám và những bộ phận khác để hoàn thiện một đôi giày bảo hộ chống va đập.

b. Tiêu chuẩn chất lượng ngoại hình

  Bề mặt giày đảm bảo không có các đường đứt gãy, khác màu, các mũi khâu trùng lặp, bị hỏng, không đều, hở keo, và đặc biệt phần mũi bên trong không bị lệch.

c. Tiêu chuẩn độ dày đế ngoài.

– Đế ngoài dán keo (không tính phần răng) có độ dày không nhỏ hơn 4mm.

– Phần vật liệu cao su, polyme hoặc PU toàn phần của đế giày có độ giày lớp phủ đầy đủ không nhỏ hơn 6mm.

– Chiều dày phần răng của giày bảo hộ không nhỏ hơn 3mm, các vật liệu khác có chiều cao răng không nhỏ hơn 2,5mm.

4. Bài test tiêu chuẩn chống va đập của giày bảo hộ chống dập ngón theo tiêu chuẩn Nhật

a. Bài test tiêu chuẩn chống va đập

Test tiêu chuẩn JIS 8101 về chống va đập
Test tiêu chuẩn JIS 8101 về chống va đập

– Sử dụng một búa hình trụ có đầu hình vòm và một ống đất sét mô hình để đặt bên trong mũi giày. Ống đất sét không có độ đàn hồi đáng kể khi bị nén để giữ được độ sâu khi bị nén.

– Sau đó sử dụng máy test va đập để búa rơi xuống mũi giày theo độ cao nhất định và ghi lại kết quả từ ống đất xét.

b. Bài test tiêu chuẩn độ bền nén

Test độ bền nén của mũi giày bảo hộ
Test độ bền nén của mũi giày bảo hộ

– Tất cả giày bảo hộ của Takumi Safety với mũi composite hay mũi thép đều trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt này trước khi sản phẩm được đưa vào sản xuất hàng loạt.

– Ngoài khả năng chống va đập, chống nén giày bảo hộ còn phải trải qua các bài kiểm tra khác như: khả năng chống đâm xuyên, khả năng chống tĩnh điện,… đủ tiêu chuẩn sẽ được đưa vào sản xuất.

0

TOP

X