Làm sao để hạn chế tổn thương khi bị ngã từ trên cao xuống
0
nga-tu-tren-cao-xuong-2

Bạn nghĩ như thế nào khi bạn bị trượt chân, rơi khỏi giàn giáo cao bằng 10 tầng nhà, hoặc rơi tự do mà dù không thể bung ra. Đây là tình huống hiếm có khả năng sống sót. Nhưng nếu bạn đủ bình tĩnh và sự tỉnh táo sẽ có nhiều cách để tác động đến vận tốc rơi cùng với việc giảm lực va đập khi bị chạm đất.

A.Làm sao để sống sót sau cú ngã từ độ cao của nhiều tầng nhà?

1. Trên đường rơi xuống nắm lấy những vật có thể nắm

nga-tu-tren-cao-xuong-5
Bám lấy những vật có thể bám

– Trong trường hợp bạn có thể nắm lấy một vật lớn như tấm ván hay một thanh ngang thì khả năng sống sót của bạn sẽ được tăng đáng kể. Vật này, sẽ hấp thu được một phần lực lớn khi bạn tiếp đất, giảm những áp lực là xương sẽ phải chịu đựng.

2. Chia quãng đường ngã thành nhiều phần.

– Khi bạn bị rơi, hay ngã từ một tòa nhà hay một vách đá, cũng có thể là từ trên núi xuống. Hãy cố gắng chia quãng đường ngã ra thành nhiều phần bằng cách bám lấy những gờ tường, vách đá, cây cối, hoặc những vật có thể bám được. Nếu bạn thực hiện được việc này thì cú ngã với nhiều đoạn ngắn sẽ giảm được quán tính rơi, đưa phần trăm sống sót của bạn thêm cao hơn.

3.Thả lỏng cơ thể. 

– Bạn cần thả lỏng cơ thể đừng giữ cứng đầu gối, khuỷu tay và gồng cơ thể sẽ bị tổn hại nhiều đến các cơ quan nội tạng. Cố gắng thả lòng người đến khi chạm đất thân thể của bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận lực va chạm và đỡ tổn thương đến nội tang hơn.
– Di chuyển cánh tay và chân để chúng không bị căn cứng.

4. Gập gối.

nga-tu-tren-cao-xuong-2
Làm gì khi bị ngã từ trên cao xuống

– Nghiên cứu chứng minh khi tiếp đấp gập gối sẽ giảm lực va chạm 36 lần. Nhưng đừng để gối gập quá sát hãy gập để 2 chân không bị căn cứng nhằm tăng khả năng sống sót khi ngã.

5. Tiếp đất bằng bàn chân. 

– Dù cho bạn ngã từ độ cao nào đi chăng nữa, bạn cũng cần phải cố gắng hết sức để bàn chân tiếp đất đầu tiên. Khi tiếp đất nằng chân thì trung lực va chạm sẽ dồn lên một diện tích nhỏ, cho phép chân và bàn chân hấp thu lực chạm nhiều nhất. Nếu bạn ngã trong bất kỳ một tư thế nào thì cố gắng điều chỉnh cơ thể để bàn chân chạm đất.
– Nhớ khép hai chân và bàn chân lại để cả hai bàn chân tiếp đất cùng một lúc. Tiếp đất bằng đầu bàn chân. Giữ các ngón chân chĩa xuống trước khi va chạm, bạn sẽ tiếp đất trên đầu bàn chân. Điều này sẽ giúp phần dưới cơ thể có thể hấp thu lực giảm tổn thương khi tiếp xúc.

6. Cố gắng ngã về một bên.

– Kế tiếp khi chân chạm đất, bạn sẽ ngã sang một bên về trước hay sau. Lúc này nhất định phải thật cố gắng tránh trường hợp ngã ngửa lưng về sau. Về mặt thống kê ngã sang một bên là điều tốt nhất. Nều không được nữa thì hãy cố gắng đổ người về phía trước và dùng tay để giảm lực ngã.

7. Bảo vệ đầu khi cơ thể bật lên

– Khi cơ thể bật lên, khi bị ngã từ độ cao lớn thì sau khi tiếp đất, cơ thể bạn sẽ bị bật lên. Những người sống sót sau cú va chạm đầu tiên nhưng lại tổn thương nặng do cú va chạm thứ hai này. Hầu hết bạn sẽ rất tỉnh táo khi bị bật lên nên hãy dùng tay bảo vệ đầu bằng cách đưa hai cánh tay lên bên đầy, khuỷu tay hướng về trước mặt, những ngón tay đan lại phía sau cổ hoặc đầu. Cách đặt tay này che chắn được một phần lớn trên đầu.

8. Tìm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức. 

    1. Sau khi rơi từ trên cao xuống dù bạn có tĩnh táo cách mấy cũng nên nhờ đến sự trợ giúp của y tế, hoặc đi đến  bệnh viện gần nhất. Cho dù có thể lúc đó bạn không thấy bị đau, thông thấy bị thương nhưng đây có thể là do adreaneline tăng cao khi bị rơi.

B. Làm sao để sống sót sau cú ngã từ máy bay

1. Giảm tốc độ rơi bằng tư thế ưỡn người ra phía trước

nga-tu-tren-xao-xuong-4
Khi bị rơi khỏi máy bau cần làm gì

– Nếu như khi rơi từ tầng nhà hay vách núi xuống bạn có thể bám víu lấy những vật xung quanh nhưng khi rơi từ máy bay xuống và không bung được dù bạn sẽ không có bất kỳ vật nào để bạn có thể cầm nắm. Lúc này bạn cần tăng tối đa diện tích bề mặt bằng cách ưỡn cơ thể ra giống như kỹ thuật lao người từ máy bay xuống.

– Làm sao định vị mặt trước cơ thể hướng xuống đất, phần lưng, xương chậu ngửa đầu ra sau như bạn cố chạm phần đầu vào bàn chân của mình vậy.

– Hãy duỗi thẳng cách tay phần khuỷu tay giữ góc 90 độ, để lòng bàn tay úp xuống đất, bàn tay chỉ về trước, mở rộng hai chân bằng bề rộng vai.

– Phần đầu gối hơi gập, thả lỏng cơ chân, không được gồng thân thể.

2. Tìm vị trí tiếp đất tốt nhất.

– Với những cú ngã có độ cao quá lớn, bề mặt tiếp xúc khi va chạm quyết định rất lớn đến khả năng sống sót. Hãy tìm những dốc nghiêng có độ thoải để khi bạn chạm đất quán tính sẽ không chấm dứt ngay. Theo dõi địa hình phía dưới khi bạn rơi xuống.

– Với những bề mặt cứng không có độ đàn hồi như bê tông, sắt thép là những địa hình rơi tệ nhất, rủi ro tai nạn tử vong rất cao. Những bề mặt gồ ghề, diện tích bề mặt nhỏ cũng nên né tránh.

– Địa hình để giảm tối thiểu rủi ro, tăng khả năng sống sót là những bề mặt có độ lún khi rơi chẳng hạn như: đất mềm, tuyết, cỏ khô, khu vực nhiều cây cối hoặc thảm thực vật dày.

– Mặt nước an toàn trong điều kiện bạn rớt ở vùng có độ sâu nhất định, lớn nhất là 45,7m, vượt ngưỡng này thì địa hình xi-măng sẽ giảm được rủi ro hơn. Vì sao? Bởi vì lúc này nước sẽ không nén lại, bạn sẽ không bị chết đuối. Và nước có nhiều bọt hay bong bóng sẽ an toàn hơn nhiều.

3. Hướng cơ thể về vị trí tiếp đất.

– Nếu bị rớt từ máy bay thì bạn có khoảng 1-3 phút trước khi chịu va chạm. Bạn có thể điều khiển người theo phương ngang trên 1 đoạn dài. Điều chỉnh hướng rơi về trước bằng cách dùng hai cánh tay đẩy về phía sau một tí và duỗi thằng chân.

– Bạn có thể di chuyển lùi về sau bằng cách duỗi thẳng hai cách hay và gập gối kiểu như gót chân của bạn sẽ chạm đầu vậy. Chếch sang phải nhưng vẫn giữ nguyên thế ưỡn người bằng cách hạ thấp vai phải, và hướng sang trái theo cách ngược lại.

4. Sử dụng đúng kỹ thuật tiếp đất. 

– Hãy thả lỏng cơ thể, đầu gối hơi gập, cố gắng giữ vị trí thẳng đứng chân hướng xuống đất trước khi chạm đất để bạn không bị va chậm ở tư thế khác. Hãy nhớ bảo vệ đầu bằng cánh tay trong trường hợp cơ thể bị nảy lên.

C. Những lưu ý rất cần thiết

nga-tu-tren-cao-xuong-3
Khi bị rơi từ trên cao xuống

– Khi bạn đang rơi xuống ở một khoảng cách không thể kiểm soát được thì bạn cần cố gắng chuyển về tư thế ưỡn người để tạo sự ổn định.  Nếu không gặp bất kỳ biến cố nào nữa thì điều này cũng giúp bạn lấy lại được phần nào bình tĩnh.

– Nếu bạn ngã ở những điểm có chứa cát chảy hay chất quánh như đất sét thì khả năng bị mắc cạn là rất cao. Lúc này, điều bạn cần làm là đừng hoảng hốt. Hãy làm động tác như bạn đang đi trên cầu thang cố găng vương hết sải tay để đưa cơ thể về phía trên. Bạn sẽ có đủ oxy để dùng trong 1 phút, cũng đủ thời gian để bạn ngoi lên phía trên.

– Phải thật bình tĩnh không được hoảng hốt để có suy nghĩ sáng suốt nhất.

– Nếu ngã ở khu dân cư, thành thị thì bạn không thể lựa chọn được địa hình chính xác để đáp ứng xuống vị trí tốt, ưu tiên những kết cú kinh hay tôn, bạt che của ô tô thay vì việc phải rơi xuống đường, mái bê tông.

– Tham gia công việc trên cao nên trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn như: nón, giày bảo hộ, đai an toàn,….

– Không sử dụng gót chân để trực tiếp tiếp đất, đây là tư thế vô cùng nguy hiểm không những tổn thương xương chân mà còn có thể làm gãy cả xương cột sống. Hãy nhớ luôn phải tiếp đất trên những ngón chân để tránh chấn thương chết người.

– Hãy bỏ hết đồ đạc trong túi, nếu bạn có đủ thời gian. Để khi rơi xuống không bị chúng đâm vào người.

– Mặt nước không phải là địa điểm an toàn khi rơi, bạn có thể bị tổn thương nặng nếu rơi ở vùng nước quá sâu.

Điều nguy hiểm

Ít có trường hợp sống sót khi rơi từ độ cao 30m trở lên, tỷ lệ an toàn tính mạng cũng thấp khi bạn rơi từ độ cao dưới 10m. Điều quan trọng là cẩn thân, giữ an toàn, tránh té ngã là điều nên làm nhất.

Bài viết lấy thông tin từ: https://www.wikihow.vn/

Hãy để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được ẩn đi khi hiển thị.

TOP