Bàn chân có rất nhiều chức năng giúp đảm bảo cân bằng để di chuyển dễ dàng và năng động. Nhưng đôi chân cũng có nhiều bệnh dễ khiến chúng ta phải chịu đau đớn. Để khắc phục những bệnh thường gặp ở đôi chân. Chúng là cần làm gì?
1. Bàn chân bị chai cứng
– Đây là hiện tượng mà một lớp da chân bị chai cứng. Phần da dưới chân dày lên, màu vàng, sờ cộm, không cảm giác. Vị trí hay bị là do đầu xương bàn chân.
– Nguyên nhân: do sự đè ép quá mạnh kéo dài bị lặp lại nhiều lần. Ngoài ra chân bị chai do sử dụng giày dép quá chật so với kích thước chân.
– Chân bị chai sẽ dễ dàng nhận biết vì lúc đầu bạn sẽ phải chịu đau đớn về sau sẽ lây rộng ra và gây đau đớn hơn.
– Khắc phục: Lấy củ hành tím giã nhuyễn, rịt vào vết chai, băng lại (làm trước khi đi ngủ). Sau 3 ngày là nốt chai bớt buốt, sau đó rụng và lên da non. 10 ngày sẽ hết.
– Nước ép của cùi, hoặc đu đủ bôi lên vùng da sần khoảng 15 phút, rồi mát xa và rửa sạch với với nước ấm cũng giúp da mềm nhiều.
– Dùng bột nghệ trộn lẫn với mật ong đắp lên chỗ chai.
2. Đau gót chân
– Đau gót chân là triệu chứng đau tại nhiều tại vùng gót chân. Đau gót chân do nhiều nguyên nhân gây ra thường thấy ở tuổi ngoài 40 nhưng phải vận động nhiều. Đây là lứa tuổi có dây chằng và gân nơi gót đều giảm. Vì vậy cảm giác đau ngầm dưới gót chân.
– Đau gót chân cũng là dấu hiệu của: gai xương hót, chấn thương gót, đường hầm cổ chân. Đây là những bệnh ở chân thường gặp.
– Cách khắc phục:
+ Gừng có thể làm giảm đau gót chân, sử dụng nó để nấu ăn hoặc làm trà gừng.
+ Củ nghệ có thể làm giảm đau do tính chất chống viêm mạnh của nó. Bạn có thể nấu ăn với bột nghệ, hoặ thêm vào ly sinh tố, hoặc nấu chè củ nghệ.
+ Thường xuyên áp đá lên gót chân sẽ làm dịu cơn đau. Áp dụng cách này trong 15 phút vài lần trong ngày.
3. Viêm bao hoạt dịch ngón chân
– Đây là hiện tượng tự sưng dày và gây đau đơn ở các mô xung quanh xương ngón chân cái. Nguyên nhân có thể ảnh hưởng từ di truyền hoặc hay sử dụng giày chật, gót cao. Do sự cọ xát giữa chân với giày làm lớp mô ngày càng dày lên gây viêm và đau. Nếu không được điều trị thì việc đi đứng sẽ bị hạn chế, có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch ngón chân và tàn tật.
– Cách khắc phục:
+ Nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và chữa trị
+ Sử dụng giày đúng với size chân. Hạn chế đi giày cao gót.
4. Hôi chân
– Hôi chân không phải và một vấn đề sức khỏe nguy hiểm ở bàn chân nhưng chúng lại mang đến sự khó chịu cho cả người bệnh lẫn người xung quanh. Để giảm bớt hôi chân thì bạn cần mang giày thoáng mát và phơi chúng sau khi mang. Đây cũng chính là cách để ngăn vi khuẩn phát triển. Bạn nên luân phiên mang giày.
– Ngoài ra bạn nên sử dụng vớ chống hôi chân để phòng ngừa trong những trường hợp khẩn cấp hoặc khó đoán được thời tiết. Đặc biệt là những ngày mưa.
5. Phồng rộp
– Khi bạn mang giày da đặc biệt là giày mới thì hiện tượng phồng rộp rất dễ xảy ra. Điều quan trọng hơn là các bác sỹ khuyến cáo người bị phồng chân là không được nặn vết phồng ra.
– Nguyên nhân bị phồng rộp chân là do bị nhiễm trùng.
– Cách tốt nhất là nên bôi kem có kháng sinh và băng bó lại để ngăn chặn tiếp xúc với bụi bẩn để vết phồng nhanh lành. Với những trường hợp vết phồng lớn cần đến trung tâm y tế để chữa trị tránh để ảnh hưởng nguy hiểm về sau.
Xem thêm: 10 bí quyết chữa hôi chân hiệu quả tại nhà hiệu quả cao