Nơi làm việc luôn tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường trước được, và để bảo đảm hạn chế rủi ro thì cần có các quy tắc an toàn lao động cần được bảo đảm thực hiện. Vậy với môi trường công nghiệp nhẹ thì cần tuân thủ những quy tắc an toàn nào?
Ngành công nghiệp nhẹ là những ngành thiên về cung cấp hàng hóa tiêu dùng hơn là phục vụ các doanh nghiệp. Môi trường công nghiệp nhẹ thường ít gây tác động với môi trường hơn công nghiệp nặng, do đó có thể xuất hiện kể cả ở khu dân cư. Nhưng bắt buộc vẫn phải tuân thủ quy tắc an toàn lao động của mình để bảo đảm an toàn và tránh bệnh nghề nghiệp về sau.
1. Quy tắc bảo vệ chân là bắt buộc.
– Sử dụng những trang thiết bị cần thiết để bảo vệ bàn chân là điều cần thiết và vô cùng quan trọng trong môi trường công nghiệp nhẹ. Về vấn đề giày bảo hộ lao động thì yêu cầu người lao động sử dụng giày đúng cách để tránh bị thương do vật thể rơi hoặc lăn hoặc tiếp xúc với những vật nặng. Ở Hoa Kỳ, quy tắc về giày bảo hộ cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn do Hiệp Hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ và Viện Tiêu Chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ thiết lập. Ở Nhật Bản, tiêu chuẩn JIS là tiêu chuẩn được áp dụng cho giày bảo hộ lao động.
Xem thêm: Tiêu chuẩn kỹ thuật của giày bảo hộ lao động Nhật Bản
2. Quy tắc an toàn lao động không bắt buộc
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ đúng quy tắc an toàn về giày bảo hộ thì việc cung cấp những hướng dẫn, cách sử dụng, môi trường làm việc để lựa chọn giày bảo hộ lao động thích hợp là điều cần thiết những không bắt buộc. Ví dụ: Nơi làm việc của bạn liên quan đến việc sử dụng xe tải xử lý những vật liệu xung quanh các thùng đựng giấy hoặc kim loại nhặn, người lao động có thể bị chấn thương do nhưng vật liệu này gây ra. Thì trong môi trường làm việc như thế này người lao động cân sử dụng giày bảo hộ chống nén. Với những nơi có sàn làm việc trơn thì người lao động cần trang bị thêm giày có khả năng chống trơn. Hay những nơi có nhiều vật nhọn, mảnh kim loại nhỏ thì giày chống đinh là không thể thiếu.
Sử dụng giày bảo hộ sai môi trường, sai chức năng mang đến rất nhiều rủi ro và nguy hiểm lại không đảm bảo an toàn nên bạn cần được hướng dẫn và tư vấn kỹ lưỡng trước khi mua giày,
3. Ai là người chi trả cho giày bảo hộ lao động?
Đa phần, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả cho những trang thiết bị bảo vệ cá nhân của người lao động, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Với tư cách là doanh nghiệp, người sử dụng lao động bạn không cần chi trả cho những loại dép, giày không chuyên dụng nếu nhân viên của bạn sử dụng những đôi giày này đi ra công trường, nơi làm việc.