Những lưu ý bảo đảm an toàn trong việc xếp dỡ hàng

Công việc xếp, dỡ hàng hóa cũng thường xuyên gặp nhiều rủi ro và để lại hậu quả nghiêm trọng khi không được trang bị kiến thức, dụng cụ bảo hộ đúng quy trình.

1.Những tai nạn có thể gặp khi xếp dỡ hàng hóa

Sắp xếp hàng hóa gọn gàng
Sắp xếp hàng hóa gọn gàng

– Hàng hóa dễ bị đỗ vỡ khi xếp quá cao, không đúng kỹ thuật.

– Trong quá trình xếp dỡ, hàng hóa bị đỗ, bị sạt.

– Bị té do leo lên những kiện hàng lớn.

2.Những quy tắc an toàn trong công việc xếp dỡ hàng

– Lao động làm công việc xếp dỡ hàng hóa phải kiểm tra sức khỏe có đủ điều kiện để làm không? Lao động cần được huấn luyện và trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho cá nhân đặc biệt là giày bảo hộ chống trơn trượt.

– Trước khi bắt đầu xếp dỡ hàng hóa cần phải căn cứ vào tính chất của từng sản phẩm, phương tiện dùng để vận chuyển, điều kiện bảo quản và làm việc để sắp xếp nhân lực, hướng dẫn lao động chuẩn bị đầy đủ dụng cụ xếp dỡ và dụng cụ phòng hộ. Cách sắp xếp hàng hóa cần được đảm bảo an toàn và các phương tiện bảo đảm an toàn khác.

– Những hàng hóa được xếp dỡ trong kho, bãi không được vượt quá trọng tải cho phép trên nền bãi, kho. Cần bảo đảm đủ điều kiện làm việc và khoảng cách cho những phương tiện xếp dỡ và vào ra thuận tiện.

Sắp xếp hàng hóa trên tàu
Sắp xếp hàng hóa trên tàu

– Khoảng cách giữa những phương tiện vận chuyển trên sân bãi khi xếp dỡ hàng phải tuân thủ đúng những quy định như:

+ Cùng 1 tuyến đường xe trước và xe sau cách nhau ít nhất 1m.

+ Khoảng cách giữa hai xe đứng cạnh nhau cách nhau ít nhất 1,5m.

+ Giữa xe và chồng hàng hóa cách nhau ít nhất 1m.

– Xếp dỡ hàng trên xe khi xe đã đỗ đúng quy trí, tắt máy, cài số “0”, kéo phanh và bánh xe được chèn chắc chắn.

– Nếu sử dụng thiết bị nâng thì lái xe không được ngoài trong cabin và lao động xếp dỡ không được đứng trong thùng xe. Chỉ được dỡ hàng ra khỏi cần trục khi hàng đã được chắn chắn vững chắc trong thùng xe.

– Khi xếp dỡ hàng hóa cần có người đánh tín hiệu cần quy định thống nhất tín hiệu để các công nhân, phương tiện dễ dàng phối hợp với nhau. Người đánh tín hiệu đứng ở nơi dễ dàng thấy được và không đứng trên hàng hóa, bán kính của cần trục và nắp hầm.

– Nếu sử dụng tàu thuyền, xà lan cần thống nhất 1 phương án xếp dỡ chung với người phụ trách. Kiểm tra, xem xét môi trường trong hầm, xà lan có được thông thoáng khi vận chuyển hàng có hơi, khí độc. Lúc xếp hàng lên xà lan, tàu cần đảm bảo tính cân bằng của phương tiện. Cấm xếp hàng quá trọng tải cho phép.

– Hàng hóa được dỡ từ trên xuống cần được lấy theo thứ tự từ trên xuống dưới. Khi xếp thành đống phải xếp từ dưới lên trên, bảo đảm hàng luôn được ổn định theo 1 khối hình. Khi dỡ hàng trên đống cần tuân thủ đúng:

+ Không lấy quá 5 bao cùng một chỗ đối với hàng đóng bao.

+ Với hàng rời cấm lấy hàng theo kiểu hàm ếch. Không được bố trí nguowiflamf việc trên ngọn đống hàng và chân đống hàng.

+ Nếu hàng hóa được dỡ là những vật tròn, dài dễ xô trượt hay bị lăn đổ phải tiến hành xếp theo hình bậc thang từ dưới lên trên và chiêu cao không quá chiều rộng. Cần có biện pháp chống lăn đổ, xô trượt như kê, chèn, hoặc cọc giữ. Nếu cẩu hàng dài thì cần cầu bằng 2 dây và mắc sâu hai đầu tối thiểu 30cm.

Cách sắp xếp hàng hóa lên xe
Cách sắp xếp hàng hóa lên xe

– Nếu những vật xếp dỡ là hóa chất, chất ăn mòn độc hại phải sử dụng những dụng cụ, đồ bảo hộ chuyên dụng. Hàng đặt trên những phương tiện phải được chèn lót chắn chắc. Khi xếp dỡ, di chuyển cần thận trọng, nhẹ nhàng tránh rơi đỗ, va đập. Đặc biệt, cấm đội đầu, mang vác trực tiếp loại hàng này.

– Khi di chuyển các bình nén khí, khí hóa lỏng cần cực kỳ cần trọng, nhẹ nhàng, phần kê lót phải chắc chắn, tỉ mỹ, không để va chạm mạnh. Cần có biện pháp chống rơi đỗ. Lúc đưa bình lên hoặc hạ bình xuống thì miệng bình luôn luôn phải nằm hướng lên trên.

3.Những lưu ý khi sắp xếp hàng trong kho

– Tránh việc sắp xếp hàng áng tầm nhìn của camera trong kho.

– Hàng hóa không được chất quá cao có thể che lấp hoặc gây ảnh hưởng đến hệ thống thông gió, làm lạnh. Đây là những chi tiết nhỏ nhưng tác động rất lớn đến chất lượng hàng hóa trong kho.

– Sắp xếp hàng hóa không quá gần cửa sổ, sát tường. Đây là hai khu vực làm hàng hóa dễ bị mưa tạt hoặc làm phai màu bao bì do tiếp xúc với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao.

– Hàng dễ vỡ nên để ở nơi an toàn, có ghi chú rõ ràng, không được đặt gần lối đi nhằm loại bỏ nguy cơ va chạm, đỗ vỡ.

– Tuyệt đối không được leo trèo, giẫm sản phẩm dù cho là sản phẩm được làm từ chất liệu cứng. Cần trang bị ghế, thang trong kho để dùng cho những trường hợp cần thiết.

– Tuyệt đối không được nấu nướng bất cứ thứ gì trong kho. Không được để hàng hóa dễ cháy gần các thiết bị tỏ nhiệt, nguồn điện.

– Sắp xếp hàng hóa vào ô kệ ngay ngắn, không lởm chởm, nhấp nhô dư ra ngoài ảnh hướng đến lối đi, vướn víu, dỡ đỗ. Hàng hóa cần gọn gàng, ngăn nắp có tính thẫm mỹ sẽ giúp không gian thoáng đãng, thoải mái hơn rất nhiều.