Dù bận nhiều công việc thế nào, dù hoàn cảnh ra sao tất cả mọi người ai ai cũng muốn có một cái tết đoàn viên, một cái tết sum vầy bên gia đình, người thân bạn bè.
Giá trị truyền thống bị lãng quên
– Tết chính là dịp để những người đi làm xa gia đình, xa quê hương trở về sau một năm làm việc vất vã, mưu sinh với nỗi lo cơm áo, gạo, tiền. Với người Việt những phút giây cả nhà quây quần bên mâm cơm ấm cúng chiều 30 tết, hay ngồi trò chuyện bện nồi bánh chưng, bánh tét đón giao thừa,… là những khoảnh khắc thật nhẹ nhàng, thật đẹp.
– Nhưng cuộc sống bận rộn đã khiến ý nghĩa ngày tết đoàn viên bị lãng quên. Người ta lựa chọn đi chơi, đi du lịch thay vì sum họp với gia đình. Những phong tục đầy ý nghĩa gói bánh chưng, bánh tét, cơm tất niên, mừng tuổi, chúc tết đầu năm,… được thay thế đi bằng những thứ tiện lợi, nhanh chóng hơn nhiều. Đặc biệt, giới trẻ cũng không còn mặn mà với một cái tết đoàn viên – tết sum vầy.
Tết đoàn viên – tết sum vầy
– Trong cuộc sống ngày càng ồn ào và hối hả, Takumi Safety hy vọng mọi người sẽ hiểu đúng ý nghĩa của dịp tết đến, xuân về để đón một cái tết đoàn viên – tết sum vầy thật ý nghĩa, hạnh phúc bên người thân và gia đình.
– Ba mẹ luôn là người mong mỏi các con về đón tết. Ông bà luôn là người chờ đợi các con dịp cuối năm sum vầy. Họ là người luôn đứng phí sau che chở, bảo bệ tất cả để bạn an lòng lo cho cuộc sống, công việc của mình được toàn tâm toàn ý.
– Có những câu chuyện, những con người thật buồn, chỉ hy vọng một cái tết đầy đủ một tí, vui một tí,… những điều ước vô cùng giản đơn ấy cũng không đến được. Vậy tại sao, bạn đang có thể làm được những điều đơn giản đó lại không trân quý một chút nào.
– “Tết này em lại không về. Đây là năm thứ 5 liên tiếp em đón tết xa xứ. Thấy mẹ em gọi điện qua facebook, khoe ở nhà đang gói bánh chưng, mọi người đi mua sắm nhộn nhịp; mấy đứa bạn cấp 2 cùng quê cũng rúi rít rủ nhau họp lớp cuối năm. Lúc nói chuyện thì vui đấy, nhưng tắt điện thoại đi, em lại thấy buồn. Là con trai nên em cố không khóc, nhưng mấy chị cùng làm chỗ em, nhất là những bạn lần đầu xa nhà, cứ Tết lại ngồi khóc nức nở một mình, có khi cả buổi chỉ ôm gối nhớ nhà”, Nguyễn Hữu Long (25 tuổi) – lao động Việt Nam tại Nhật Bản tâm sự.
– Thu Hương, cô bạn du học sinh tại Anh quốc hồi tưởng: “Nếu bây giờ Hương đang ở nhà, chắc là đang ngồi rửa lá dong mỏi cả tay để cho bố gói bánh chưng, mẹ thì đang ngâm gạo nếp, đậu xanh, rồi làm dưa món, hay ướp thịt để làm giò thủ, rồi bao nhiêu công việc bếp núc không tên khác…
– Chị Vương Thị Lan, quê Bắc Giang tâm sự: “Năm nay chẳng thấy cái gì là Tết cả, sợ đến Tết lắm. Vì Tết đến nhanh quá mà tiền thì không kiếm được. Đi chợ năm nay khó khăn, bán hoa ế ẩm. Tôi có hai cháu, cố làm cho con ăn học, nhưng cơ cực lắm. Mỗi ngày tôi bán lãi được 200 nghìn, nhưng có hôm cũng bị lỗ. Hơn nữa, không đi bán liên tục được vì ở quê có việc lại phải về“.
– Chị Trần Thị Lệ Thùy, Đồng Nai ngậm ngùi: “Ngày thường thì không sao, nhưng đến Tết, thấy nhà nhà đoàn tụ thì tủi lắm. Còn nhiều việc phải lo, từ chồng con đến bố mẹ và các em ở nhà, tôi không dám nghĩ đến việc bỏ tiền ra mà mua vé tàu xe. Tiền ấy để ra thì còn lo được nhiều việc khác, mình chịu tủi một chút cũng cố mà vượt qua. Giao thừa năm nào tôi cũng chỉ ước ao được ở bên bố mẹ mà thôi”.
– Nhiều số phận khác nhau, nhiều công việc khác nhau nhưng trong hoàn cảnh nào đó có thể mới nhận ra được sự ấm áp và ý nghĩa của một ngày tết sum vầy, ý nghĩa gia đình và người thân tạo niềm tin và động lực thế nào.
– Cùng Takumi Safety “Về quê đón tết – tết đoàn viên” mọi người nhé!