Tiêu chuẩn kỹ thuật Nhật Bản về giày bảo hộ lao động

Bạn là người hay sử dụng giày bảo hộ lao động, chắc chắn không ít lần bạn nghe đến các tiêu chuẩn kỷ thuật như: CE-EN ISO, SS513, ASTM F, JIS T,… nhưng ít ai chú tâm đến những điều này. Hôm nay Takumi sẽ giúp bạn biết thêm một số tiêu chuẩn giày bảo hộ lao động.

1. Một số tiêu chuẩn phổ biến của giày bảo hộ lao động.

tieu chuan jis 8103 - ESDA IEC 61340
Tiêu chuẩn JIS T 8103

– Với nhu cầu an toàn trong lao động thì việc trang bị giày bảo hộ lao động là không thể thiếu. Do vậy, để chọn lựa được những sản phẩm phù hợp thì cần có kiến thức kỹ thuật cơ bản.

– Tùy vào khu vực, quốc gia hay nhà sản xuất sẽ quyết định sản phẩm cần đạt tiêu chuẩn nào. Dười đây là một số tiêu chuẩn giày bảo hộ lao động cơ bản:

+ CE-EN ISO 20345 : Tiêu chuẩn Châu Âu.

+ SS513 : Tiêu chuẩn Singapo

+ AS/NZS : Tiêu chuẩn Úc / New New Zealand

+ MS ISO 20345: Tiêu chuẩn Malaysia

+ ASTM F: Tiêu chuẩn Mỹ

+ SNI: Tiêu chuẩn Indonesia

+ JIS T: Tiêu chuẩn Nhật

2. Tiêu chuẩn EN20345

– Tiêu chuẩn EN ISO 20345 là tiêu chuẩn Châu Âu cho ủng, giày bảo hộ lao động. EN 20345 đã được cập nhật qua nhiều phiên bản: EN 20345:2004, EN20345:2007, EN20345:2011.

– Tiêu chuẩn EN20345 phân loại giày bảo hộ dựa trên những tính năng của sản phẩm. Chẳng hạn như giày bảo hộ cấp S3 sẽ bao gồm những tính năng bảo hộ dưới đây: chống dập ngón, lót giữa chống đinh, chống trơn, đế chống dầu, chống tĩnh điện, hấp thụ xóc, chống thấm nước, gót giày bao phủ hết gót chân.

– Dưới đây là một số ký tự phân loại dựa trên tính năng giày bảo hộ:
+ SB: mũi chống dập ngón + đế chống trượt (SRA + SRB hoặc SRC)
+ SB-P: các tính năng của SB + lót chống đâm xuyên
+ S1: các tính năng của SB + chống tĩnh điện + đế chống dầu + gót hấp thụ xóc
+ S1P: các tính năng của S1 + lót chống đâm xuyên
+ S2: các tính năng của S1 + chống thấm nước
+ S3: các tính năng của S2 + lót chống đâm xuyên

– Và bên dưới là phân loại dành cho ủng bảo hộ:

+ S4: chống tĩnh điện + đế chống dầu + gót hấp thụ xóc + mũi chống dập ngón + chống thấm nước 100%
+ S5: các tính năng của S4 + lót chống đâm xuyên

Phân loại SB SB-P S1 S1P S2 S3 S4 S5
Chống trượt * * * * * * * *
Chống dập ngón * * * * * * * *
Chống đâm xuyên * * * *
Gót giày kín Tùy chọn * * * * * *
Đế chống dầu * * * * * *
Chống tĩnh điện * * * * * *
Gót giảm xóc * * * * * *
Chống thấm nước * * * *
Có gờ nổi ở phần đế * *

3.Tiêu chuẩn JIS(Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản) cho giày bảo hộ lao động

tieu-chuan-giay-bao-ho-lao-dong
Tiêu chuẩn của giày bảo hộ Takumi Safety

– Trong đó tiêu chuẩn JIS T là tiêu chuẩn được sử dụng cho giày bảo hộ lao động Nhật.

– Một số tiêu chuẩn JIS T của giày bảo hộ lao động Takumi:

+ Giày bảo hộ Takumi đạt tiêu chuẩn JIS T8101(H) về chống va đập

Công việc nặng(JIS H) 100kn
Công việc bình thường(JIS S) 70kn
Công việc nhẹ(JIS L) 30kn

+ Tiêu chuẩn JIS T8101 về chống nén

Công việc nặng(JIS H) 15kn
Công việc bình thường(JIS S) 10kn
Công việc nhẹ(JIS L) 5

+ Tiêu chuẩn JIS T8101 về chống đâm xuyên

yêu cầu chống đinh xuyên thủng từ 1,100N trở lên.

+ Tiêu chuẩn JIS T8103 về chống tĩnh điện

ED 23°C . 1.0 x 10^5 Ω ≤ R ≤ 1.0 x 10^8 Ω
0°C . 1.0 x 10^5 Ω ≤ R ≤ 1.0 x 10^9 Ω
EDX 23°C . 1.0 x 10^5 Ω ≤ R ≤ 1.0 x 10^7 Ω
0°C . 1.0 x 10^5 Ω ≤ R ≤ 1.0 x 10^8 Ω

4.Một số ký hiệu tiêu chuẩn của Takumi Safety

Dưới đây là hình ảnh về 1 số ký hiệu phổ biến hay được dùng trong tiêu chuẩn của Takumi Safety

tieu-chuan-ky-thuat-1
Ký hiệu tiêu chuẩn trong Takumi Safety

Xem thêm:

Tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản làm nên tên tuổi Takumi