Vết thương lâu lành là do đâu?
0
vet-thuong-lau-lanh-3

Cơ thể con người có cơ chế tự chữa lành những vết thương. Đặc biệt những vế thương nhỏ và những vết trầy, xước da sẽ lành nhanh chóng chỉ cần vài ngày.

Nhưng có những trường hợp dù vết thương lâu lành, có mủ, nhưng bạn không biết nguyên nhân vì sao lại như vậy. Hôm nay, Takumi sẽ chia sẽ cho bạn nguyên nhân và trả lời câu hỏi vết thương lâu lành phải làm sao?

I.Những nguyên nhân khiến vết thương lâu lành

1. Nguyên nhân do nhiễm trùng

vet-thuong-lau-lanh-3
Vết thương bị nhiễm trùng

– Da là một hàng rào bảo vệ cơ thở, giúp cơ thể tránh được những tác động của môi trường và vi khuẩn có thể gây bệnh. Khi phần da không may bị trầy, xước thì các vi khuẩn sống ở môi trường ngoài có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong gây nên nhiêm trùng.

– Vết thương lâu lành do nhiễm trùng không chỉ bị sưng đỏ mà còn rất đau và tiết dịch, mũ gây mùi khó chịu.

– Vì vậy, khi bị thương bạn bên băng bó vết thương cẩn thận, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiểm, bẩn. Nếu vết thương bị nhiễm trùng sưng và ngưng mủ thì bạn cần đến cơ sở y tế để xem xét đừng bao giờ để quá lâu.

2. Do đồ ăn và dinh dưỡng

– Khẩu phần ăn ảnh hưởng rất nhiều đến vết thương. Nếu bạn ăn uống đủ hoặc nhiều loại rau củ, quả, trái cây thì phần vitamin trong thức ăn sẽ đảm bảo vết thương lành nhanh hơn, đặc biệt là vitamin A, C.

– Hãy đảm bảo khi bạn bị thương nên sử dụng nhiều cam, rau cải bó xôi, khoai lang, ớ chuông. Trong khi đó cũng cần cung cấp đủ thịt, cá… Đây là điều kiện cần để bổ sung protein giúp vết thương mau lành hơn.

3. Tác dụng phụ của nhiều loại thuốc

– Nhiều loại thuốc có thành phần được đánh giá chính là thủ phạm gây nên hiện tượng vết thương lâu lành. Nếu bạn đang trong giai đoạn hóa trị và hay tiếp xúc nhiều với hóa chất mạnh sẽ phá vỡ hệ miễn dịch, ức chế quá trình làm lành vết thương.

– Với thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt tất cả các lợi khuẩn của đường ruột. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng trong cơ thể.

– Nhiều loại thuốc chống viêm cũng gây ảnh hưởng đến việc vết thương lâu lành. Vì vậy, nếu nghi ngờ thuốc ảnh hưởng đến quá trình hồi phục thì cần đến gặp ngay bác sỹ điều trị.

4. Bệnh tiểu đường

vet-thuong-lau-lanh-2
Vết thương lâu lành

– Với lượng đường huyết trong người tăng cao, người đang mắt bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ bị những vết thương khó lành và tình trạng nhiễm trùng dễ dàng xảy ra. Do lượng đường huyết tăng cao làm giảm khả năng tuần hoàn và hệ miễn dịch cơ thể.

– Không chỉ vậy, tiểu đường còn có thể gây ra nhiều

– Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn gây ra các biến chứng khác, trong đó có khả năng làm tổn thương dây thần kinh, khiến người bệnh không thể nhận biết mình đang bị đau, bị thương.

– Khi bạn bị bệnh tiểu đường và gặp nhiều hiện tượng vết thương lâu lành. Đặc biệt, vết thương ở chân và bàn chân bạn nên đến bác sỹ để được khám và điều trị chính xác.

5. Do uống rượu bia

– Với những thói quen xấu như uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn chứ không chỉ làm vết thương lâu lành hơn.

– Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Alcoholism: Clinical and Experimental Research vào năm 2014, những nhà khoa học nhận thấy việc uống rượu hay bia sẽ gây ảnh hưởng đến lượng suy giảm bạch cầu có trong cơ thể. Việc này dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao và làm vết thương lành lâu hơn.

II. Chăm sóc vết thương đúng cách

vet-thuong-lau-lanh-1
Băng bó, và thay băng thường xuyên

– Để giúp vết thương nhanh lành hơn bạn nên có cách chăm sóc cẩn thận và chú ý chúng.

+ Rửa nhẹ vết cắt, trầy xước dưới vòi nước sạch đang chảy.

+ Giữ vết thương có độ ẩm sẽ giúp quá trình lành nhanh hơn.

+ Băng bó, thay băng hằng ngày.

+ Nếu là vết thương lớn cần tuân thủ đúng nguyên tắc của bác sỹ, đặc biệt là vết thương phải khâu.

III. Làm sao để giảm bị thương trong công việc

– Với nhiều công việc phải tiếp xúc với những vật sắc nhọn, đinh đâm và chịu va đập mạnh. Có thể gây thương tổn cho cơ thể người lao động.

– Vì vậy, cần trang bị thêm nhiều trang thiết bị bảo hộ an toàn cho toàn bộ người lao động như:

+ Công trường cần trang bị nón, áo, giày chống đinh, găng tay bảo hộ, dây đai nếu làm việc trên cao,…

+ Phòng thí nghiệm: găng tay chống hóa chất, mắt kính, quần áo phòng sạch,…

+ Lắp ráp, sửa chữa ô tô: mắt kính, găng tay chống dầu, đồ bảo hộ,…

+ Thi công, lắp ráp cửa kính, cửa sắt: mắt kính, giày chống trơn trượt, găng tay chống cắt,…

 

 

Hãy để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được ẩn đi khi hiển thị.

0

TOP

X