Bàn chân nói gì về sức khỏe của bạn
0
ban-chan-va-suc-khoe-3

Bàn chân và sức khỏe có gì liên quan đến nhau? Bạn đã từng đặc câu hỏi như vậy chưa? Nhìn bàn chân bạn có thể đoán được một phần sức khỏe của mình đó. Cùng Takumi tìm hiểu về sự liên quan này nào!

1. Nguyên nhân khiến bàn chân bị lạnh

ban-chan-va-suc-khoe-1
Bàn chân và sức khỏe có liên quan gì đến nhau

– Nếu ngón chân của bạn luôn luôn bị lạnh, một lý do có thể là lưu lượng máu kém dẫn đến tuần hoàn máu không tốt hoặc có liên quan đến hút thuốc, huyết áp cao hay bị bệnh tim.Dây thần kinh bị tổn thương, bệnh tiểu đường cũng có thể khiến bạn cảm thấy lạnh chân. Hay thiếu máu, suy giáp. Một bác sĩ sẽ giúp bạn tìm kiếm bất kỳ vấn đề tiềm ẩn hoặc sẽ cho bạn biết nguyên nhân chính xác tại sao bạn lại hay bị lạnh chân.

2. Chân bị đau

ban-chan-van-suc-khoe
Chân bị đau

– Bàn chân có thể bị đau sau một ngày dài lao động, làm việc. 8 trong 10 phụ nữa họ cho rằng đôi giày chính là nguyên nhân chính làm họ đau chân. Nhưng cũng có thể việc đau chân không đến từ giày cao gót mà có thể bị ảnh hưởng do bị nứt 1 phần nhỏ ở xương. Nguyên nhân có thể là do: bạn tập thể dục quá sức, chơi những môn thể thao tác động mạnh đến đôi bàn chân (bóng đá, bóng rổ, điền kinh). Không chỉ vậy, nếu bạn bị loãng xương sẽ làm tăng nghi cơ đau chân. Bàn chân và sức khỏe luôn có mối liên quan mật thiết với nhau.

3. Ngón chân đỏ, trắng và xanh

ban-chan-va-suc-khoe
Ngón chân chuyển màu

– Hiện tượng co thắt động mạnh sẽ làm giảm dòng máu lưu thông ở các mô ảnh hưởng đến màu sắc của ngón chân làm chúng chuyển sang trắng, sau đó hơi xanh, qua đỏ và trở lại tông màu tự nhiên. Sự thu hẹp đột ngột của động mạnh hay còn gọi là co mạch là nguyên nhân chính. Màu sắc ngón chân thay đổi cũng có thể là do viêm khớp dạng thấp, rối loạn hệ thống miễn dịch, các vấn đề về tuyến giáp.

4. Đau gót chân. Bàn chân và sức khỏe

ban-chan-va-suc-khoe-3
Đau gót chân

– Nguyên nhân thường thấy nhất của đau gót chân là viêm cân gan chân, viêm dây chằng dài bám vào xương gót chân. Những cơn đau có thể buốt nhất khi bạn thức dậy và gây áp lực lên lòng bàn chân.

– Viêm khớp, tập thể dục quá mức, đi giày không phù hợp cũng dẫn đến đau gót chân. Hoặc những nguyên nhân ít gặp phải hơn đó là: nhiễm trùng xương, khối u, gãy xương.

5. Ngón chân cái

ban-chan-va-suc-khoe-4
Ngón chân cái hình dạng kỳ lạ

– Hình dạng của ngón chân cái thay đổi, ngón chân to tròn lên và cong xuống. Bệnh phổi có thể là nguyên nhân phổ biến nhất, những đó cũng có thể là biểu của rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng hay bệnh tim.

6. Bàn chân sưng lên

ban-chan-va-suc-khoe-6
Bàn chân sưng

– Đã bao giờ tự nhiên bạn thấy bàn chân mình tự sưng to lên. Điều này thường xảy ra do đứng quá lâu hay sau một chuyến bay dài hơn hết là thời kỳ mang thai của phụ nữ. Bàn chân bị sưng to có thể là dấu hiệu của một tình hình sức khỏe nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến có thể là tuần hoàn máu kém, vấn đề với hệ bạch huyết hoặc máu động. Hay rối loạn thận, tuyến giáp hoạt động quá kém cũng tạo nên tình trạng này.

– Nếu chân bạn bị sưng quá lâu hay bị thường xuyên thì nên đến bác sỹ ngay nhé!

Xem thêm: Tất chống hôi, khử mùi Nhật Bản

7. Nóng rát bàn chân

ban-chan-va-suc-khoe-7
Bàn chân bị nóng rát

– Nếu bạn bị tiểu đường bạn có thể chịu cảm giác nóng rát ở bàn chân cùng với tổn thương thần kinh ngoại biên. Hay một số nguyên nhân như thiếu vitamin B, vận động viên, tuần hoàn kém, thận mãn tính, suy giáp cũng có thể gây nên nóng rát ở bàn chân.

8. Vết loét trên chân không lành

ban-chan-va-suc-khoe-8
Vết loét chân lâu lành

– Những vết loét trên bàn chân không chịu lành chính là cảnh bảo cho bệnh tiểu đường. Căn bệnh này có thể làm giảm đi cảm giác ở bàn chân, tuần hoàn, khả năng chữa lành vết thương. Như vậy, chỉ cần một vết phồng rộp nhỏ cũng tạo nên một vết thương rắc rối khó lành. Những vết loét có thể dễ dàng bị nhiễm trùng. Bệnh nhân bị tiểu đường nên vệ sinh tay chân khô ráo, kiểm tra xem có vết thường nào không hằng ngày. Vết thương lâu lành còn có thể đến từ nguyên nhân máu lưu thông kém như bệnh động mạch ngoại biên.

9. Ngón chân cái bị đau

– Bàn chân và sức khỏe  liên quan đến nhau nếu không may khớp ngón chân cái của bạn đau đột cùng, đỏ và sưng bạn hãy nghĩ ngay đến bệnh Gout. Nếu khớp cứng, có thể là biến chứng của viêm khớp ở nơi xương phát triển.

– Có thể đau khớp ngón chân đến từ những vận động viên, đặc biệt là những người chơi trên bề mặt cứng, điều này có thể gây ra bởi một chấn thương dây chằng bao quanh khớp.

10. Ngón chân nhỏ bị đau

– Khi bạn cảm giác nhói như đang đi trên đá cẩm thạch, hay đau ở bàn chân lay lan qua các ngón chân có thể nguyên nhân là do u thần kình Morton. Dày mô quanh dây thần kinh, vị trí hay gặp phải là giữa ngón chân thứ ba và thứ tư. Đây là biểu hiện phổ biến gấp 8-10 lần ở phụ nữ so vơi nam giới thường mắc phải do chấn thương hay quá nhiều áp lực lên các ngón chân.

11. Đôi chân ngứa ngáy

ban-chan-va-suc-khoe-9
Chân bị ngứa ngáy

– Da có vảy, ngứa có thể là do chân của vận động viên, một bệnh nhiễm nấm thông thường. Hoặc ngứa bàn chân có thể gặp phải do da bạn tiếp xúc với những sản phẩm chăm sóc da.

– Nếu da trên bàn chân gây ngứa và nhiều mụn, đó có thể là bệnh vẩy nến, đây chính là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch. Kem thuốc cũng có thể làm giảm đi các triệu chứng.

13. Co thắt chân

– Một cơn đau ở bàn chân là dấu hiệu đặc trưng của co thắt cơ hay bị chuột rút, cơn đau có thể kéo dài nhiều phúc. Nguyên nhân chính là do làm việc quá sức và mệt mỏi cơ bắp. Một số nguyên nhân khác bao gồm tuần hoàn máu kém, mất nước hoặc mất cân bằng nồng độ Kali, Magie, Canxi hoặc Vitamin D trong cơ thể. Nếu co thắt thường xuyên hoặc nghiêm trọng hãy đi khám bác sĩ. Nên tăng cường các bài tập có thể giúp làm mỏi cơ bắp.

14. Móng chân vàng

ban-chan-va-suc-khoe-9
Móng chân bị vàng

– Bàn chân và sức khỏe có liên quan mật thiết với nhau và móng chân cũng nói lên rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Móng chân dày lên, màu vàng là biểu hiện của những căn bệnh tiềm ẩn, bao gồm cả phù bạch huyết, những vấn đề về phổi, bệnh vảy nến, viêm thấp khớp.

Hãy để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được ẩn đi khi hiển thị.

0

TOP

X