Cách xử lý khi bị vật nhọn đâm vào chân, tay
0
xu-ly-khi-bi-vat-nhon-dam-vao-chan-tay

Trong công việc kể cả cuộc sống hằng này bạn không ít lần bị đâm hay giẫm phải vật sắt nhọn. Việc này dẫn đến chảy máu hay bị trầy xước đừng vì vết thương nhẹ mà bỏ qua vết thương khi bạn chưa chắc vết thương có nhiễm trùng hay không.

Đinh, gai, kim loại, mảnh kính, mảnh sành, thủy tinh, kim tiêm,… đâm vào cơ thể cơn đau sẽ đến ngay lúc đó. Nhưng hãy thật bình tĩnh để xử lý tình huống đúng cách tránh nhiễm trùng và để lại hậu quả về sau. Cùng Takumi Safety tìm hiểu quy trình xử lý khi bị vật nhọn đâm vào chân tay.

1. Xử lý vật đâm

chet-dam-dinh-2
Sơ cứu khi dẫm phải đinh

– Nếu bị vật nhọn đâm vào chân tay nhiều người sẽ nghĩ đến cách rút vật nhọn ra ngay tức khắc. Nhưng bạn chỉ nên làm vậy khi vết thương không quá sâu(khoảng 1 cm trở lại).  Kiểm tra xem còn dị vật hay mảnh vụn li ti nào bên trong không, nếu có đến cơ sở y tế xử lý ngay tránh để nhiễm trùng về sau này.

– Đối với vết thương bị đâm sâu, việc rút vật nhọn ra sẽ khiến vết thương chảy máu nhiều hơn, việc cầm máu lúc này sẽ khí khăn hơn. Lúc này, nên ép chặt vết thương lại để giảm lượng máu chảy ra. Bạn có thể dùng vải  buộc tạm vết thương cho nạn nhân để chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Đặc biệt, tránh việc di chuyển xa, và vận động mạnh.

2. Tiến hành cầm máu và xác trùng vết thương

– Nếu vết thương nhẹ ít bị chảy máu thì để máu chảy chừng 1 – 2 phút sau đó rửa sạch vết thương. Xử dụng bông, băng, gạc nếu không có thì xử dụng vải mềm sạch sẽ ấn trực tiếp vào chỗ bị đâm để máu không chảy nữa và đông lại ở miệng vết thương.

– Lưu ý: Phải vệ sịnh sạch sẽ chỗ bị thương. Dùng nước muối ấm để làm sạch và xác khuẩn.

3. Băng bó vết thương

xu-ly-khi-bi-vat-nhon-dam-vao-chan-tay
Băng bó vết thương sau khi lấy vật nhọn ra

– Nhiều nạn nhân bị thương nhẹ luôn nghĩ rằng việc băng bó vết thương là không cần thiết. Nhưng tốt nhất, bạn hãy băng lại để tránh bụi bẩn xâm nhập vào, nhất vết thương ở phần chân hoặc tay.

– Vệ sinh sạch sẽ vết thương, đợi khô hẳn rồi dùng băng gạc băng bó lại. Thay băng mỗi ngày đến khi vết thương lành miệng.

4. Xử lý vết thương bất thường.

– Bạn cần đến cơ sở y tế và làm theo chỉ dẫn của bác sỹ nếu bị những trường hợp dưới đây:

+ Vết thương quá sâu, lớn, máu chảy nhiều, không ngừng.
+ Vết thương sau khi băng bó vài ngày máu vẫn chảy ra kèm theo mùi lạ, chỗ bị thương sưng lên, đỏ, tấy, có mủ, đau, nhưc.

+ Mảnh vỡ hoặc dị vật vẫn còn trong vết thương.

+ Tiêm phòng uốn ván.

5. Trường hợp vật nhọn đâm vào chân tay nghi có khả năng nhiễm HIV

vat-nhon-dam-vao-chan-tay
Đến cơ sở y tế khi nghi ngờ có nhiễm HIV hay không?

Đây là trường hợp khi bạn giẫm phải kim tiêm, thường nạn nhân rất lo lắng và nghi ngờ việc lây nhiễm HIV. Việc cần làm bây giờ của bạn là:

– Rút kim tim ra khỏi cơ thể.

– Để máu chảy, có thể vuốt nhẹ để máu chảy ra. Tuyệt đối, khộng được nặn máu vì tác động đẩy có thể làm virus đi vào cơ thể nhanh hơn bình thường.

– Để vết thương dưới vòi nước sạch, xả nước đến khi máu ngừng chảy.

– Lúc này đừng cầm máu hay bịt chặt vết thương.

– Dùng xà phòng, dung dịch xác khuẩn như Jacel 1/10, cồn 70 độ ít nhất 5 phút.

– Sau đó đến cơ sở y tế để tiến hành những biện pháp xử lý tiếp theo theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Lưu ý: Nếu bạn đang làm việc tại môi trường thường xuyên đi lại với nhiều vật sắt nhọn hãy trang bị cho mình giày bảo hộ chống đinh, đặc biệt là ở công trường. Còn việc bạn hay thao tác tay với nhiều vật sắc nhọn có nguy cơ vật sắc, nhọn đó cứa vào tay thì nên trang bị cho mình găng tay chống cắt để bảo vệ sức khỏe, tránh thương tổn xảy ra.

Hãy để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được ẩn đi khi hiển thị.

0

TOP

X