Ngành nào có tỷ lệ tai nạn lao động nhiều nhất ở Việt Nam?
0
nganh-co-ty-le-tai-nan-lao-dong-nhieu-nhat-2

Bất cứ ngành nghề nào cũng luôn tiềm ẩn những tai nạn bất ngờ. Nhưng trong số những ngành nghề đó ngành có tỷ lệ tai nạn lao động nhiều nhất ở Việt Nam là ngành nào? Và làm gì để giữ an toàn, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra nhất.

1. Ngành có tỷ lệ tai nạn lao động nhiều nhất ở Việt Nam.

– Theo bộ lao động, thương binh và xã hội cho biết trong năm 2018, cả nước đã xảy ra hơn 7.090 vụ tai nạn lao động, 622 người chết, 1.684 người bị thương nặng (số liệu thống kê 2018), so với năm trước đó giảm về số vụ người chết, nhưng số nạn nhân nữ tăng lên nhiều.

– Trong đó có 46% số vụ tai nạn liên quan đến lỗi do người chủ sử dụng lao động, với những lý do như: chủ lao động không xây dựng quy trình, biện pháp an toàn trong công việc, không tổ chức huấn luyện an toàn hay huấn luyện an toàn chưa đầy đủ cho người lao động, không trang bị trang thiết bị hoặc có nhưng không đảm bảo an toàn.

nganh-co-ty-le-tai-nan-lao-dong-nhieu-nhat-2
Thống kê tỷ lệ tai nạn lao động theo từng ngành nghề

– 18% số vụ tai nạn do thiếu sót của người lao động, chủ yếu do thao tác không đúng với quy định.

– Ngành có tỷ lệ tai nạn lao động nhiều nhất ở Việt Nam là ngành xây dựng chiếm 15% trong tổng số vụ tai nạn lao động, kế tiếp là ngành dệt may và da giày.

– Trong đó những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng thuộc về ngành xây dựng, khai khoáng do nổ lò, ngạt khí xảy ra trên các địa phương Cao Bằng, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đồng Nai, Trà Vinh.

– Thiệt hại lên đến 1.494 tỷ đồng cho chi phí tiền thuốc men, mai tán, bồi thương cho gia đình có người thương bị thương. Ngoài ra, thiệt hại về tài sản khoảng 5 tỷ đồng.

2. Một số biện pháp cơ bản để đảm bảo an toàn lao động

a. Đối với người lao động

xay-dung-van-hoa-cong-ty-an-toan-1
Xây dựng văn hóa công ty an toàn

– Tổ chức những buổi huấn luyện, chuyên đề về an toàn lao động cho tất cả công nhân, người lao động trong nhà máy, cơ sở sản xuất. Cần đảm bảo họ hiểu đúng ý, thực hiện đúng cách thức, đúng kỹ thuật khi sử dụng máy móc, trang bị.

– Trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn lao động, bắt buộc người lao động phải sử dụng khi bước chân vào nơi làm việc.

– Đặt biển báo to, rõ, dễ nhìn ở nơi thường xuyên xảy ra tai nạn hoặc những nơi có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lao động.

– Sắp xếp đồ đạt gọt gàng, ngăn nắp, đường điện kéo an toàn. Vật dụng trên cao xếp ngay ngắn, cố định.

b. Đối với người lao động.

– Tự giác thực hiện các biện pháp an toàn mà công ty, nhà máy đưa ra đúng cách, đúng quy trình.

– Làm việc đúng quy trình, đúng chuyên môn, kỹ thuật không cẩu thả, qua loa.

Xem thêm: Làm sao để giữ an toàn lao động trong xây dựng?

Hãy để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được ẩn đi khi hiển thị.

0

TOP

X