Rất nguy hiểm và không thể coi nhẹ khi bạn bị ngã, té cầu thang, nên đừng bao giờ chủ quan khi gặp phải. Đặc biệt là trẻ em và người già khi bị ngã cầu thang sẽ để lại nhiều biến chứng sau này. Tùy từng địa điểm nên sẽ có nguyên nhân và cách khắc phục khác nhau để giảm đau và sơ cứu kịp thời cho người bị nạn.
1. Tại nơi làm việc
a. Nguyên nhân té cầu thang tại nơi làm việc
Nguyên nhân có thể dẫn đến té ngã cầu thang có thể có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan:
– Thông thường những người bị té ngã cầu thang tại nơi làm việc là những người trẻ tuổi, có sức khỏe khá tốt nhưng do vô tình, hoặc quá bất cẩn dẫn đến té ngã cầu thang.
– Do cầu thang nằm ở vị trí thiếu sáng, hoặc không được trang bị đèn đầy đủ.
– Do thời tiết lạnh hoặc tuyết rơi ảnh hưởng nhiều đến mặt cầu thang và rất trơn trượt.
– Có nhiều vật cản nằm trên cầu thang.
– Cầu thang ở nơi làm việc đặc trưng trong môi trường nước, dầu, nhớt.
– Do sự bật cẩn trong lúc làm việc dễ bị té cầu thang và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
b. Cách khắc phục té cầu thang tại nơi làm việc
– Trang bị giày bảo hộ chống trượt cho tất cả các nhân viên làm việc trong môi trường dễ té ngã hoặc phải thường xuyên lên xuống cầu thang để giữ an toàn.
– Dán thông báo cảnh báo dễ trượt ngã ở hai đầu cầu thang mỗi khi có thời tiết xấu.
– Dọn dẹp lối đi gọn gàng, sạch sẽ.
– Trang bị đầy đủ đèn sáng ở những góc tối, những nơi có cầu thang.
2. Bị ngã cầu thang tại nhà
– Bất kỳ ai cũng có thể bị ngã cầu thang tại nhà đặc biệt là người già và trẻ em thì để lại hậu quả rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
a. Nguyên nhân
– Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc té ngã cầu thang tại nhà:
+ Chất liệu cầu thang quá trơn hoặc mặt thang bị ướt nước hay dầu mỡ.
+ Với người già: do chân tay yếu ớt, mắt mờ, sức khỏe không tốt.
+ Trẻ em: do hiếu động, do sự bố mẹ bất cẩn để trẻ chơi trên thang.
b. Khắc phục
– Đối với trẻ em: Bố mẹ cần quan tâm không để trẻ chơi trên cầu thang dù một mình hoặc có người trông giữ.
– Đối với người già: Những ai sức khỏe yếu nên có vật dụng hỗ trợ hoặc người giúp mỗi lần phải đi lại và lên xuống cầu thang.
– Sàn cầu thang cần được giữ khô ráo hoặc trải vải chống trơn trượt để bảo vệ.
– Sử dụng dép đi trong nhà có khả năng chống trượt tốt.
3. Sơ cứu người bị té cầu thang.
– Việc té cầu thang có thể để lại hậu quả nhẹ chỉ là trầy xước nhưng cũng có những trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng thậm chí là tử vong. Té cầu thang dễ dàng bị: bong gân, trật khớp, gãy chân hay thậm chí là chấn thương sọ não. Vì vậy, cần cẩn trọng khi lên xuống cầu thang, và biết cách sơ cứu người bị té cầu thang kịp thời, đúng cách không được thờ ơ bỏ qua sự việc.
– Nếu người bị hoảng loạn giữ họ ở yên vị trí đó một lát. Nếu bị bất tĩnh hoặc nôn ói, co giật, chảy máu mũi, tay chân co giật bất thường cần đến cơ sở y tế gần nhất.
– Người chăm sóc người bị té cần quan tâm theo dõi xem người té có biểu hiện gì lạ như: nôn ói, ngủ li bì không.
– Trong 36 giờ đầu, đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc người già cần theo dõi liên tục. Vì trẻ em có thể chuyển qua trạng thái hôn mê mà người lớn khó nắm bắt được.
– Trường hợp nhận biết được do bị trật khớp, gãy xương, bung gân sau khi té ngã không cử động được hoặc bị đau. Cần đưa đến cơ sở y tế chụp X-Quang để làm rõ tình trạng. Để nạn nhân ngồi hoặc nằm ở tư thế đỡ đau nhất.
– Nạn nhân bị ngã cầu thang bị chảy máu thì cần vệ sinh và cầm máu tạm thời. Và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
– Nếu máu chảy quá nhiều hoặc vết thương to thì cần lau sạch, loại bỏ dị vật vết thương. Sau đó, ép vết thương lại bằng lớp băng để cầm máu. Gọi ngay bác sỹ hoặc đưa đến nơi cấp cứu khâu vết thương.
– Khi chỗ bị thương máu chảy không ngừng, bạn cần bình tĩnh tìm động mạng và ấn mạnh ngón tay xuống một điểm ở mạch phía trên vết thương, rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Không nên garo nếu bạn không chắn chắn.
Xem thêm: Những biện pháp phòng ngừa té ngã trong xây dựng