Trong quá trình lắp đặt, thi công vị trí nhân viên làm việc luôn thay đổi có nhiều trường hợp làm việc trên cao rất dễ té ngã dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
I. Những nguyên nhân gây té ngã trong xây dựng
a. Nguyên nhân do địa hình
– Tai nạn té ngã trong xây dựng có rất nhiều nguyên nhân nhưng do phần lớn các công trình thi công đa phần được thực trên cao như: xây dựng, lắp đặt, tháo dỡ, gia công, lắp đặt cốt thép, vận chuyển vật liệu lên cao, làm mái và công tác trang trí nội thất hay vét vôi.
– Những nguyên nhân có thể bị té ngã còn do phạm vi công trình, hay nhiều kết cấu công trình nhô ra như: lan can, hành lang, mái,… Đặc biệt ngã từ mái xuống là rất nhiều do chất liệu mái trơn, dễ gãy, vỡ và độ dốc của mái dốc.
– Có những nơi rất dễ xảy ra té ngã như leo lên tường, dàn giáo, đi tường, trèo cửa số, đứng trên thang, ngã khi sản thao tác bị bắc tạm hay đỗ gãy, ngã khi làm việc trên vị trí chênh vênh, nguy hiểm, …
– Tai nạn té, ngã không những xảy ra ở ở những công trường lớn mà còn do thi công tập trung, công trường nhỏ, thấp, công nhân phân tán.
– Tình trạng té ngã theo phân khúc độ cao như sau: dưới 5m – 23,4%, 5 – 10m – 25,8%, trên 10m – 51,6%.
b. Nguyên nhân do tổ chức
– Nhân viên được bố trí không đủ điều kiện, sức khỏe để có thể làm việc trên cao như: người bệnh tim, người thị lực kém, thính giác kém, phụ nữ đang mang thai, công nhân không được đào tạo chuyên môn, không biết an toàn lao động nên kỹ thuật, kỹ luật lao động thiếu an toàn.
– Không bố trí đội ngủ giám sát để ngăn chặn và khắc phục kịp thời những hiện tường làm việc trên cao, thiếu an toàn.
– Thiếu trang bị bảo hộ như: dây an toàn, găng tay, giày bảo hộ chống trơn trượt.
c. Nguyên nhân về kỹ thuật
– Không dùng những phương tiện làm việc trên cao như những loại thang, dàn giáo, tạo nên nơi làm việc an toàn trên cao.
– Thiết kế sai sót do xác định sơ đồ và tải trọng trong tính toán không chính xác với điều kiện môi trường thực tế. Những chi tiết về cấu tạo, liên kết không thích hợp với khả năng gia công chế tạo.
– Chế tạo, gia công sai sót: vật liệu kém chất lượng, gia công không chính xác, liên kết, thiết kế không bền chắc.
– Sai sót trong dựng lắp, tháo dỡ: không đúng kích cỡ, khoảng cách thiết kế. Dàn giáo đặt nghiêng gây lệch tâm, bố trí vị trí không đầy đủ những điểm neo, dàn giáo đặt trên nền đất yếu, vi phạm nguyên tắt tháo dỡ.
– Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng té ngã.
II. Biện pháp hạn chế té ngã trong xây dựng
– Để hạn chế té ngã trong xây dựng cần đầu tư cả về nhân công, trang thiết bị, vật liệu và nghiên cứu kỹ càng địa hình.
+ Chọn công nhân có đủ khả năng để làm việc trên cao.
+ Sử dụng trang thiết bị an toàn và chắc chắn khi làm việc.
+ Nghiên cứu, đặt dàn giáo ở vùng chắc chắn đủ sức chịu đựng để có thể giữ đúng thăng bằng.
+ Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động như: giày chống trượt, đai làm việc trên cao, nón bảo hộ,…
+ Tổ chức trang bị đầy đủ kiến thức an toàn lao động cho tất cả các công nhân tham gia xây dựng.
+ Thực hiện đúng nguyên tắc và quy định an toàn khi làm việc ở những môi trường đặc trưng tên cao.
Xem thêm: Top 3 loại giày bảo hộ thích hợp đi công trường