Có rất nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng chúng trở thành thói quen xấu vì chúng đang “phá hủy” cơ thể bạn. Bàn chân được xem như “lá phổi thứ 2” giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Vô tình có những thói quen xấu đang tàn phá chúng. Chắc chắn bạn cũng đã từng mắc phải.
1.Sử dụng một đôi giày nhiều ngày
– Mang một đôi giày nhiều ngày là một thói quen xấu mà nhiều người mắc phải. Trong tủ giày bạn sẽ chọn và mang đôi giày mà bạn yêu thích liên tục nhiều ngày. Điều này, khiến bàn chân bạn bị mệt mỏi vì phải sử dụng một khu vực bàn chân để đi lại. Không chỉ vậy, việc không được vệ sinh sẽ có nguy cơ tạo nấm mốc và ủ các mầm bệnh cho chân.
2. Thường xuyên mang giày cao gót
Thói quen mang giày cao gót rất hauy gặp ở phái đẹp. Giày cao gót giúp bạn cao hơn, dáng đẹp hơn nhưng đi thường xuyên sẽ gây nhiều hậu quả xấu sau này. Không ít các trường hợp đi giày cao gót gây đau nhức chân, ảnh hưởng đến các mô mềm của bàn chân, chân bị dị dạng,… Đặc biệt nghiêm trọng là giày cao gót nếu mang quá nhiều sẽ gây chèn ép dây thần kinh có thể bị liệt.
3. Sử dụng giày quá cũ
Có thể sử dụng giày quá cũ không phải là một thói quen xấu nhưng những đôi giày quá cũ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bàn chân. Khi giày đã mòn bạn nên thay chúng đi, hoặc nếu giày bị nghiên hoặc nứt bạn cũng nên thay giày mới.
4. Sử dụng giày sai kích thước
Thói quen xấu này có thể ít gặp hơn bởi chúng làm bạn khó chịu. Nếu bạn đi giày quá chật hoặc quá rộng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương chân và bàn chân. Đã có những trường hợp bị ngã gãy xương khi sử dụng giày sai kích cỡ.
5. Sử dụng giày sai công dụng
Mỗi kiểu vận động khác nhau thì bắc buộc bạn cần trang bị một loại giày dép phù hợp. Bạn không thể nào sử dụng giày đi đá bóng để tập gym, hoặc bạn không thể nào mang giày chạy điền kinh để múa ba lê cả.
6. Hay sử dụng túi đeo chéo.
7. Thường xuyên mang tất
Khi bạn đi giày liên tục kết hợp với tất thì việc đổ mồ hôi và gây mùi và nhiễm trùng là dễ dàng xảy ra. Vì vậy khi trở về nhà bạn nên cởi bỏ tất để bàn chân thông thoáng hoặc có thể sử dụng một số biện pháp khác như: ngâm chân, sử dụng tinh dầu,…
Nên chọn tất khử mùi, kháng khuẩn thấm hút mồ hôi tốt nếu bắt buộc bạn phải làm việc trong môi trường phải mang giày và tất . Sau thời gian thư giản bạn hãy để đôi chân được nghĩ ngơi.
8. Không quan tâm dấu hiệu thô ráp ở chân
Việc bạn không quan tâm đến những dấu hiệu thô ráp ở chân sẽ dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm hoặc bị vẫy nấm.
9. Đi chân trần tập luyện quá nhiều
Những bài tập yoga hay Eropic bạn thường xuyên không mang giày dép sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng bị bong gân hay đau khớp. Bạn nên hạn chế đi chân trân khi phải luyện tập thường xuyên.
10. Không đi giày dép trong nhà
Không đi giày dép trong nhà là thói quen xấu dễ gây nên “mòn” đôi chân gây nên cảm giác đau như đứng trên xương vậy. Vì sàn nhà thường là sàn bê tông, gỗ cứng.
11. Không sử dụng giày bảo hộ lao động khi làm việc
Để tránh được những nguy hiểm có thể xảy đến với đôi chân trong quá trình làm việc như: té ngã, trơn trượt, điện giật,… Vì vậy, với mục đích khác nhau thì cần trang bị thêm giày bảo hộ khác nhau để đảm bảo an toàn cho đôi chân.
12. Sử dụng kem chống nắng cho chân
Việc bạn quên bôi kem chống nắng cho chân và phơi đôi chân cả ngày trời mà không đi dép thì sẽ dễ dàng gây ra ung thư da. Vì vậy, những ngày nắng nên sử dụng kem chống nắng cho đôi chân nhé.
13. Không quan tâm đến tín hiệu đau nhức ở chân
Bàn chân có những cơn đau nhức xuất hiện nhưng bạn lờ chúng đi không quan tâm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như bị liệt. Nếu tình trạng chân tự nhiên đau nhức bất thường nhiều lần bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng của chúng.
14. Mang dép ở ngoài và sử dụng như dép trong nhà
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đi dép ra ngoài cũng dễ dàng mang theo mầm bệnh và vi khuẩn. Do đó, nếu ở trong nhà hãy thay ngay dép trong nhà và giữ cho đôi chân thư giãn.
15. Sử dụng vớ quá chật hoặc rộng
Cũng như giày thì việc mang vớ quá chật sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông, tuần hoàn máu ở đôi bàn chân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đô chân. Khi vớ quá rộng sẽ dễ dàng tuột ra.
Xem thêm: 4 bước không thể bỏ qua khi bị dập ngón chân